Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch – Môn Sinh học – Lớp 10

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đinh Đức Hiền (giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch”.

Phần I. Virut gây bệnh.

1. Virut kí sinh ở vi sinh vật.

a. Đặc điểm.

  • Hiện biết khoảng 3000 loại virut, kí sinh trên vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm sợi,…Các virut kí sinh trên vi khuẩn gọi là thể thực khuẩn hay phage. Virut kí sinh trên nấm gọi là Mycovirut.
  • Bộ gen là ADN dạng xoắn kép và 90% trong số chúng là có đuôi.

b. Tác hại.

Virut nhân lên làm chết hàng loạt vi khuẩn, gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh như công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính, thuốc trừ sâu vi sinh,…

c. Cách phòng tránh.

  • Cần tuân thủ quy trình vô trùng nghiêm ngặt trong sản xuất.
  • Kiểm tra vi khuẩn trước khi đưa vào sản xuất.

 2. Virut kí sinh ở thực vật.

a. Đặc điểm.

  • Hiện biết khoảng 1000 loại virut gây bệnh cho thực vật. Hệ gen là sợi ADN đơn.
  • Virut tự nó không có khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật. Phần lớn virut gây bệnh do côn trùng (bọ trĩ, bọ rầy,…nhiễm virut chích vào cây). Cây bị bệnh có thể truyền nhiễm bệnh qua hạt hoặc qua các vết xước do nông cụ nhiễm virut gây ra.
  • Sau khi nhân lên trong tế bào, virut di chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nói giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra.

b. Tác hại.

Cây bị nhiễm virut thường có hình thái thay đổi: là bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn; lá bị xoăn hay héo, bị vàng rồi rụng; thân bị lùn và còi cọ.

c. Cách phòng tránh.

Hiện nay không có thuốc chống virut thực vật. Biện pháp tốt nhất là: chọn giống cây sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt trung gian truyền bệnh.

3. Virut kí sinh ở côn trùng, ở người và ở động vật.

a. Đặc điểm.

a. Đặc điểm.

  • Nhóm chỉ kí sinh ở côn trùng như Baculo ở nhiều sâu bọ ăn lá cây.
  • Nhóm virut kí sinh ở côn trùng sau đó mới nhiễm vào người và động vật: virut Dengue gây xuất huyết kí sinh ở muỗi vằn sau đó truyền virut sang cho người.
  • Nhóm virut kí sinh ở người và động vật: các bệnh do nhóm virut này gây ra thường rất dễ lây lan và nhanh chóng trở thành dịch bệnh: ung thư, viêm não Nhật Bản, virur Corona….

b. Tác hại.

Virut kí sinh ở côn trùng, động vật có thể làm chết vật chủ.

Đối với vật nuôi: thường gây ra các dịch lớn, cần phải tiêu hủy đàn vật nuôi, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi.

Đối với người: virut gây bệnh suy giảm sức khỏe, sức sản xuất, mẹ có thai bị nhiễm bệnh có thể lây truyền sang đời sau,…

Một số dịch bệnh ở người có khả năng lây lan mạnh ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, kinh tế, du lịch của cả thế giới,..

c. Cách phòng tránh.

Tiêu diệt động vật trung gian truyền bệnh: Tiêm vawcsxin phòng bệnh; Vệ sinh nơi ở, chuồng trại; Cách li bệnh nhân; Sống lành mạnh, khoa học để tăng cường sức đề kháng.

Phần 2: Ứng dụng của virut trong thực tiễn.

1. Sản xuất các chế phẩm sinh học.

  • Sản xuất vawcxin phòng chống nhiều dịch bệnh, sản xuất interfero để chống lại virut.
  • Sử dụng virut ơ động vật để hạn chế sự phát triển quá mức của một số loài để đảm bảo cân bằng sinh học.

2. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.

Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut Baculo để diệt nhiều loại sâu ăn lá.

Ưu điểm: Chỉ diệt một số sâu nhất định nên không độc hại cho con người và môi trường. Thuốc dễ bảo quản, dễ sản xuất, giá thành hạ.

Phần 3: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.

I. Bệnh truyền nhiễm

1, Khái niệm.

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: Độc lực (khả năng gây bệnh), số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.

Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh, nấm.

2. Phương thức lây truyền.

a. Truyền ngang

  • Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm khuẩn) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
  • Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ thức ăn, nước uống, nhiễm bẩn.
  • Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, quan hệ tình dục, đồ dùng hàng ngày.
  • Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.

b. Truyền dọc.

Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh  nở hoặc qua sữa mẹ.

c. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut

  • Bệnh đường hô hấp.
  • Bệnh da.
  • Bệnh đường tiêu hóa.
  • Bệnh hệ thần kinh.
  • Bệnh lây qua đường tình dục.

d. Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

  • Tiêm vawcxin phòng bệnh.
  • Kiểm soát trung gian truyền bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học, tập luyện nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

II. Miễn dịch

Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể

Miễn dịch bao gồm: miễn dịch không đặc hiệu; miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào).

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 10.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập