Hoocmôn thực vật – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Hoocmôn thực vật”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1, Khái niệm.

Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

Đặc điểm:

  • Hoocmôn gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể của cây.
  • Hoocmôn thực vật có tính chuyên hóa thấp hơn so với Hoocmôn động vật.
  • Hoocmôn được tạo ra ở một nơi nhưng gây phản ứng ở nơi khác trong thực vật.
  • Hoocmôn vận chuyển theo mạch gỗ, libe.

Hoocmôn được chia làm hai nhóm: Nhóm kích thích và nhóm ức chế.

2, Nhóm kích thích (AIA, GA, XITOKININ).

  • Auxin (AIA): làm cho kích thước tế bào dài ra và quá trình nguyên phân, kích thích tạo hoa quả không hạt và ức chế sự rụng lá, rụng quả, không có enzym phân giải.
  • Giberelin (GA): làm tăng sự phân chia tế bào mô phân sinh và ở mức cơ thể kích thích sự phát triển quả và sự nảy mầm.
  • Xitokinin: kích thích sự phân chia tế bào mô phân sinh và làm chậm quá trình già của tế bào, kích thích sự nảy chồi, nuôi cấy mô,..

3, Nhóm ức chế.

  • Êtilen: dùng để ủ trái cây, kích thích quả chín.
  • Axit abxixic: gây trạng thái ngủ của hạt, sự đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.