Sinh trưởng ở thực vật – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Sinh trưởng ở thực vật”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1, Khái niệm sinh trưởng.

Sinh trưởng của thực vật là quá trình gia tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

2, Các mô phân sinh.

  • Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
  • Mô phân sinh được chia làm các loại như: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ; mô phân sinh bên; mô phân sinh lóng.

3, Các dạng sinh trưởng:

a, Sinh trưởng sơ cấp:

  • Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của rễ.
  • Sinh trưởng sơ cấp diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm.
  • Sinh trưởng sơ cấp tạo ra mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

b, Sinh trưởng thứ cấp.

  • Sinh trưởng thứ cấp làm gia tăng đường kính của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra, chỉ xảy ra ở cây hai lá mầm.
  • Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

4, Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.

a, Các nhân tố bên trong:

  • Trong giai đoạn nảy mầm và cây con thì sinh trưởng nhanh, giai đoạn trưởng thành sinh trưởng chậm hơn.
  • Ảnh hưởng của đặc điểm di truyền, thời kì sinh trưởng của mỗi loài là khác nhau.

b, Các nhân tố bên ngoài:

  • Nhiệt độ, nước, đạm, khoáng, oxi, ánh sáng,…

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.