Tập tính của động vật – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Tập tính của động vật”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1, Khái niệm tập tính.

Tập tính là chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, nhờ vậy mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

2, Phân loại tập tính.

a, Tập tính học được.

  • Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
  • Trong một vài tập tính, tập tính vừa là bẩm sinh vừa là học được.

b, Tập tính bẩm sinh.

Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố sang mẹ và là tập tính đặc trưng cho loài.

3, Cơ sở thần kinh của tập tính.

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ có điều kiện và các phản xạ không điều kiện.

Quy trình: Kích thích ngoài hoặc trong -> Cơ quan thụ cảm -> Hệ thần kinh -> Cơ quan thực -> Hành động.

Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiên, trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được lập trình sẵn, gen quy định từ khi sinh ra, tập tính này thường bền vững và không thay đổi.

Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, tập tính được hình thành là do mối liên hệ giữa các noron, tập tính này có thể thay đổi.

Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào hệ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.