Bài thi ĐGNL ĐHQGHN là bài thi tổng hợp nhiều môn học trong chương trình THPT. Vậy, làm thế nào để có thể ôn tập kiến thức các môn học đầy đủ, đúng và hiệu quả? Các bạn học sinh hãy cùng BUTBI theo dõi bài viết Ôn luyện kiến thức theo môn học kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội 2023 dưới đây để trả lời cho câu hỏi này nhé.
GIẢI PHÁP ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023
Xác định đúng trình độ của bản thân trong các môn học trong đề thi ĐGNL để đưa ra lộ trình ôn hợp lý
Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu qua Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023 để biết được các môn học có trong đề. Đối với kỳ thi ĐGNL HSA, đề thi bao gồm các môn đã học trong chương trình THPT: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Việt/Ngữ văn, Sử và Địa.
Từ đó, hãy tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bạn trong các môn học trên. Điều này giúp bạn biết cách phân bổ thời gian và đưa ra lộ trình ôn thi theo môn một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách ôn luyện kiến thức theo môn học kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội 2023
Sau khi đã hiểu được đúng trình độ của bản thân với các môn học có trong đề thi. BUTBI có vài lời khuyên dành cho bạn trước khi chúng ta tìm hiểu về cách ôn thi theo môn chi tiết.
⇒ Với những môn học bạn còn yếu hoặc đang hổng kiến thức: Hãy “lượt lại” thật kỹ những kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa trước để ôn lại cũng như củng cố thêm về kiến thức đã được học.
⇒ Với các môn học bạn đã có nền tảng vững chắc: Nên dành nhiều thời gian để luyện đề và tìm ra các tips, mẹo làm bài nhằm ăn trọn được số điểm tối đa.
———————————————————————–
Nếu bạn vẫn còn đang chưa có định hướng rõ ràng về lộ trình ôn tập và tài liệu ôn thi. Tham khảo ngay “Tổng ôn cấp tốc luyện thi Đánh giá năng lực” – Cuốn sách giúp bạn đạt hiệu quả cao trong quá trình ôn tập, luyện đề đặc biệt trong thời gian ngắn. Chi tiết tại đây:
SÁCH TỔNG ÔN CẤP TỐC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI |
Tiếp theo, BUTBI sẽ hướng dẫn các bạn ôn thi các môn chi tiết theo 3 phần theo như cấu trúc đề thi ĐGNL HSA là: Phần thi định tính, phần thi định lượng và phần thi khoa học.
I – Hướng dẫn ôn tập phần thi định tính (Tiếng Việt/Ngữ văn):
Phần Tư duy định tính trong bài thi ĐGNL ĐHQGHN gồm có 50 câu hỏi lĩnh vực Ngữ Văn với 6 dạng bài cơ bản tập trung vào chương trình lớp 11, 12:
1. Dạng đọc hiểu (Câu 51 → Câu 70)
2. Dạng tìm lỗi sai (Câu 71 → Câu 75)
3. Dạng tìm từ khác loại (Câu 76 → Câu 78)
4. Dạng tác giả tác phẩm (Câu 79 → Câu 80)
5. Dạng điền từ (Câu 81 → Câu 85)
6. Dạng đọc hiểu tác phẩm (Câu 86 → Câu 100)
Trong các đề thi ĐGNL, ta có thể dễ dàng nhận thấy việc kiểm tra kiến thức Văn học và Tiếng Việt cho các thí sinh thông qua dạng bài đọc hiểu văn bản và lựa chọn đáp án đúng.
1. Đọc hiểu văn bản:
Đề thi sẽ cung cấp nhiều ngữ liệu đọc hiểu, bao gồm có những văn bản nằm trong và cả ngoài chương trình học THPT. Độ dài của các đoạn văn bản ở trong đề thi không quá dài và phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh:
a) Nhóm văn bản thuộc chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT
– Các văn bản thuộc chương trình trong SGK chiếm tỷ trọng tương đối lớn và chủ yếu thuộc chương trình Ngữ văn 12: Sóng, rừng xà nu, đất nước,…
– Bên cạnh đó, có một số câu hỏi nằm thuộc chương trình Ngữ văn 11: Chí Phèo, Người tử tù.
– Ngoài ra, đề thi mẫu ĐHQGHN công bố gần đây có đề cập đến các tác phẩm nằm ngoài chương trình hoặc nằm ở trong phần kiến thức đã giảm tải: Chiều xuân – Anh Thơ, Những đứa con trong gia đình.
b) Nhóm văn bản nằm ngoài chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT
– Các văn bản được lựa chọn đưa vào trong đề thi thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
– Những câu hỏi thường đề cập tới khía cạnh nghệ thuật hoặc nội dung của văn bản như: Chủ đề của văn bản đề bài đưa ra, nội dung chính, các nhân vật, hình ảnh, bút pháp, giọng điệu, hay một chi tiết, thông tin nào đó ở trong văn bản.
– Những kiến thức về phần tiếng Việt, Tập làm văn như: Các biện pháp tu từ, phép liên kết, nghĩa của từ, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận,… cũng được lồng ghép vào để kiểm tra kiến thức của học sinh.
2. Tiếng Việt
Chủ yếu hướng đến việc kiểm tra về kiến thức dùng từ của thí sinh. Từ hiểu biết về ngữ nghĩa của từ tới cách dùng từ, học sinh cần phải chọn từ/ cụm từ sử dụng sai, những từ hoặc cụm từ không cùng nhóm với những từ còn lại hoặc lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất đối với ngữ cảnh mà đề bài ra.
3. Văn học
Văn học: Kiến thức về các trào lưu, khuynh hướng văn học và thể loại văn học. Các kiến thức văn học chủ yếu sẽ rơi vào phần kiến thức Ngữ Văn lớp 11.
Các thí sinh có thể tham khảo ma trận đề thi mẫu ĐHQGHN 2022 đã được công bố:
STT câu hỏi | Phạm vi ngữ liệu | Vùng kiến thức/ Đơn vị kiến thức | NB | TH | VD | |
Từ câu 51 tới 70: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: 1 ngữ liệu đọc hiểu – 5 câu hỏi | Đọc hiểu | |||||
51→55: Sóng | 51 | 12 | Biện pháp tu từ | 1 | ||
52 | Nội dung | 1 | ||||
53 | Nội dung | 1 | ||||
54 | Chủ đề | 1 | ||||
55 | Biện pháp tu từ | 1 | ||||
56→60: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc | 56 | 12 | Nội dung | 1 | ||
57 | Phong cách ngôn ngữ | 1 | ||||
58 | Nội dung | 1 | ||||
59 | Luận điểm chính | 1 | ||||
60 | Thao tác lập luận | 1 | ||||
61-65: Bí mật sinh tồn ở sinh vật | 61 | Ngoài | Nội dung | 1 | ||
62 | Nội dung | 1 | ||||
63 | Hình thức đoạn văn | 1 | ||||
64 | Nghĩa của từ | 1 | ||||
65 | Nghĩa của từ | 1 | ||||
66→70: Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội | 66 | Ngoài | Luận điểm chính | 1 | ||
67 | Nội dung | 1 | ||||
68 | Nội dung | 1 | ||||
69 | Nội dung | 1 | ||||
70 | Nghĩa của từ | 1 | ||||
Từ câu 71 đến câu 78: Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt | Tiếng Việt | |||||
71 →75:Xác định một từ hoặc cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, logic, phong cách | 71 | Dùng từ | 1 | |||
72 | Dùng từ | 1 | ||||
73 | Dùng từ | 1 | ||||
74 | Dùng từ | 1 | ||||
75 | Dùng từ | 1 | ||||
76 → 78: Chọn 1 từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại | 76 | Nghĩa của từ | 1 | |||
77 | Nghĩa của từ | 1 | ||||
78 | Nghĩa của từ | 1 | ||||
Từ câu 79 đến câu 80: Kiểm tra kiến thức Văn học | Văn học | |||||
79 | Thể loại văn học | 1 | ||||
80 | Quá trình văn học | 1 | ||||
Từ câu 81 đến câu 85: Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt | Tiếng Việt | |||||
81 → 85: Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu | 81 | Dùng từ | 1 | |||
82 | Dùng từ | 1 | ||||
83 | Dùng từ | 1 | ||||
84 | Dùng từ | 1 | ||||
85 | Dùng từ | 1 | ||||
Từ câu 86 đến 100: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: 1 ngữ liệu đọc hiểu – 1 câu hỏi | Đọc hiểu | |||||
Chữ người tử tù | 86 | 11 | Nghệ thuật nổi bật | 1 | ||
Nghệ thuật điện ảnh | 87 | Ngoài | Phong cách ngôn ngữ | 1 | ||
Đất nước – NKĐ | 88 | 12 | Nghệ thuật | 1 | ||
Chiều xuân | 89 | 11 | Biện pháp tu từ | 1 | ||
Những đứa con trong gia đình | 90 | 12 | Nhân vật | 1 | ||
Vợ nhặt | 91 | 12 | Nhân vật | 1 | ||
Rừng xà nu | 92 | 12 | Hình tượng | 1 | ||
Người lái đò sông Đà | 93 | 12 | Bút pháp nghệ thuật | 1 | ||
Tương tư | 94 | 11 | Hình ảnh | 1 | ||
Chiếc thuyền ngoài xa | 95 | 12 | Người kể chuyện | 1 | ||
Việt Bắc | 96 | 12 | Nội dung | 1 | ||
Hồn Trương Ba, da hàng thịt | 97 | 12 | Giọng điệu | 1 | ||
Chí Phèo | 98 | 11 | Nghệ thuật trần thuật | 1 | ||
Tuyên ngôn độc lập | 99 | 12 | Biện pháp tu từ | 1 | ||
Đất nước – NKĐ | 100 | 12 | Chủ đề | 1 | ||
Tổng | – Số lượng các văn bản đọc hiểu ở trong SGK lớp 12: 12/19 =
63% – Số lượng các văn bản đọc hiểu ở trong SGK lớp 11: 4/19 = 21% – Số lượng các văn bản đọc hiểu ở ngoài SGK: 3/19 = 16% |
27 | 17 | 6 | ||
Tỉ lệ | 54% | 34% | 12% |
II – Hướng dẫn ôn tập phần thi định lượng:
Trong phần thi định lượng có một hệ thống kiến thức toán học rất rộng và dàn trải trong toàn bộ ở trong chương trình học THPT (lớp 10,11 và 12) và được bao gồm tất cả các cấp độ nhận thức từ Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng tới Vận dụng cao trong mỗi khối lớp.
Theo như các chuyên gia phân tích đề thi ĐGNL mẫu của ĐHQGHN công bố năm 2022, kiến thức Toán ở trong phần tư duy định lượng tương đối rộng, dàn trải toàn bộ kiến thức THPT và không có trọng tâm cố định vào kiến thức của lớp 10 hay lớp 11 hoặc lớp 12. Cấu trúc ma trận tư duy định lượng của đề thi mẫu ĐGNL ĐHQGHN được phân tích như sau: →
Lớp | Chuyên đề | Cấp độ nhận thức | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | Tỉ lệ % | ||
Lớp 10 | PT-HPT | 1 | 1 | 14% | |||
Bất đẳng thức – BPT | 1 | 1 | 2 | ||||
Hình học Oxy | 2 | 2 | |||||
Thống kê | 1 | 1 | |||||
Hàm số | 1 | 1 | |||||
Lớp 11 | Lượng giác | 1 | 1 | 20% | |||
Tổ hợp – Xác xuất | 1 | 1 | 2 | ||||
Cấp số cộng – Cấp số nhân | 1 | 1 | |||||
Đạo hàm | 2 | 2 | |||||
Giới hạn | 1 | 1 | |||||
Hình không gian
(khoảng cách – góc – thiết diện) |
3 | 3 | |||||
Lớp 12 | Hàm số | 1 | 6 | 7 | 66% | ||
Mũ – Logarit | 1 | 1 | 2 | 4 | |||
Hình không gian
(bài toán thể tích) |
2 | 1 | 3 | ||||
Khối tròn xoay | 2 | 2 | |||||
Nguyên Hàm – Tích phân | 3 | 2 | 5 | ||||
Số phức | 4 | 4 | |||||
Hình học Oxyz | 2 | 3 | 1 | 2 | 8 | ||
Tỉ lệ % | 8% | 44% | 42% | 6% | 50 |
1. Kiến thức toán học trong chương trình lớp 10
Các câu hỏi trong chương trình lớp 10 chiếm khoảng tầm 14% câu hỏi trong phần định lượng và hầu hết đều nằm ở trong các chuyên đề của lớp 10 bao gồm:
- Phương trình – Hệ phương trình,
- Bất đẳng thức – Bất phương trình,
- Hàm số
- Thống kê
- Hình học Oxy.
– Chủ yếu các câu hỏi liên quan đến nghiệm của phương trình – Hệ phương trình – Bất phương trình, tọa độ điểm ở trong hình Oxy,… hầu hết đều là các dạng bài tập quen thuộc và cơ bản đối với các bạn học sinh.
– Các câu hỏi về chuyên đề Thống kê tương đối quen thuộc. Tuy nhiên những câu có dạng phân tích số liệu trong chuyên đề này cũng thường xuất hiện nhưng chỉ tlà cấp độ nhận biết nên các bạn học sinh có thể giải quyết được.
– Các câu hỏi có tính VD và VDC thường rơi vào các chuyên đề khó (Đây cũng chính là những chuyên đề có những câu hỏi dạng phân loại học sinh ở trong đề thi tốt nghiệp THPT các năm) như: Bất đẳng thức, phương trình tọa độ Oxy,… Để giải được các câu hỏi này, các bạn học sinh cần phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức cũng như tìm hiểu thêm kiến thức bên ngoài.
2. Kiến thức toán học trong chương trình lớp 11
Các câu hỏi thuộc chương trình toán lớp 11 thường chiếm tầm 20% câu hỏi trong đề thi ĐGNL và nằm chủ yếu trong 6/7 chuyên đề lớp 11 (phép biến hình là chuyên đề rất ít xuất hiện trong đề thi) và tập trung chủ yếu ở cấp độ TH – VD.
3. Kiến thức toán học trong chương trình lớp 12
Các câu hỏi thuộc chương trình toán lớp 12 chiếm khoảng từ 60 đến 70% số lượng câu hỏi trong đề thi; thuộc tất cả chuyên đề lớp 12 và trải rộng ở nhiều cấp độ từ NB – VDC.
– Các câu hỏi chiếm tỉ lệ % lớn ở trong đề thi đồng thời thuộc những dạng bài mà học sinh đã được học trên lớp gồm:
- Bài toán thực tế về nguyên hàm 0 tích phân
- Phương trình – bất phương trình logarit.…
– Một số câu hỏi liên hệ với thực tế đều là những câu hỏi quen thuộc như: Khối tròn xoay, Trục tọa độ không gian,… Học sinh cần đọc hiểu và phân tích đề bài hoàn toàn nhanh chóng tìm ra được kết quả bài toán.
– Các câu hỏi khó mang tính VDC thường xuất hiện ở trong các phần kiến thức như:
- Min – max trong hình học Oxy;
- cực trị hàm trị tuyệt đối;
- câu hỏi liên chuyên đề liên quan tới logarit và bất đẳng thức,…
Để làm được các câu này, các bạn cần phải biết cách vận dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng kiến thức, để tìm ra được đáp án đúng nhất là đối với những câu hỏi dạng điền đáp án.
III. Hướng dẫn ôn tập phần thi khoa học:
Phần thi khoa học trong bài thi ĐGNL HSA gồm có kiến thức của 5 môn học tương ứng 50 câu hỏi:
- Lịch sử (101 – 110);
- Địa lí (111 – 120);
- Vật lí (121 – 130);
- Hóa học (131 -140);
- Sinh học (141 – 150).
1. Ôn thi theo môn Vật lý:
Thường trong đề thi môn Vật Lý sẽ có 10 câu hỏi nằm ở trong kiến thức của lớp 11 và 12. Cụ thể:
– Kiến thức lớp 11: Từ trường, khúc xạ ánh sáng, dòng điện.
– Kiến thức lớp 12: Gồm cả 7 chương trong SGK.
Phần lớn các câu hỏi đều sẽ ở mức cơ bản, không quá khó. Các bạn học sinh chỉ cần nắm thật chắc kiến thức cơ bản và luyện nhiều dạng bài tập là có thể ghi điểm tại phần này.
2. Ôn thi theo môn Hóa học:
Lượng kiến thức môn Hóa nằm trong chương trình của cả 3 khối THPT. Cụ thể:
– Kiến thức lớp 10: Tốc độ phản ứng của các chất và cân bằng hóa học.
– Kiến thức lớp 11: Chương 1 và chương 2 trong SGK, bài tập tổng hợp về hidrocacbon.
– Kiến thức lớp 12: Tất cả các chương.
3. Ôn thi theo môn Sinh học:
Phần thi môn Sinh học có 2 dạng bài trắc nghiệm và điền đáp án với 10 câu hỏi.
– Với phần trắc nghiệm:
- Có 9 câu hỏi, kiến thức nằm trong cả chương trình lớp 11 (4 câu) và lớp 12 (5 câu).
- Những câu hỏi này thường ở mức NB, TH yêu cầu thí sinh phải cần ghi nhớ và nắm rõ kiến thức lý thuyết.
– Với phần điền đáp án:
- Thường sẽ chỉ có 1 câu hỏi và liên quan đến tính toán thuộc phần: di truyền, biến dị, cơ chế và các quy luật di truyền.
- Câu hỏi không đưa sẵn đáp án để lựa chọn mà thí sinh cần phải tự tính toán để đưa ra đáp án buộc thí sinh phải vận dụng toàn bộ những kiến thức mình đã học để giải được bài toán.
4. Ôn thi theo môn Lịch sử
Lượng kiến thức môn Lịch sử nằm trong chương trình lớp 11 và trọng tâm là lớp 12 . Cụ thể là các nội dung của cả hai phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.
Ngoài kiến thức cơ bản, các em cần phải liên hệ với tình hình thực tế tại Việt Nam để trả lời các câu hỏi nằm ngoài phạm vi SGK.
5. Ôn thi theo môn Địa lí
Phạm vi kiến thức môn địa lí nằm ở trong chương trình lớp 11 và lớp 12.
– Địa lí 11: 2/10 câu hỏi ở mức độ NB và TH về các quốc gia và khu vực trên thế giới.
– Địa lí 12: Các câu hỏi chủ yếu ở mức độ TH và VD thấp phân bổ đều ở cả 4 chuyên đề:
- Địa lí tự nhiên (2 câu)
- Địa lí dân cư (2 câu dạng Atlat)
- Địa lí các ngành kinh tế (2 câu)
- Địa lí các vùng kinh tế (2 câu)
Có 2 câu hỏi về kỹ năng Địa lí:
- Kỹ năng làm việc với bảng số liệu/biểu đồ
- Kỹ năng đọc và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
⇒ Các câu hỏi kiến thức môn Địa lí sẽ có cấu trúc tương tự như đề thi TN THPT, dạng bài trắc nghiệm khách quan, nội dung bám sát theo SGK đòi hỏi các bạn học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản Địa lí phổ thông. Đề thi không đánh đố hay đề cập tới những vấn đề tự nhiên, sự kiện kinh tế – xã hội đang nóng hiện nay.
Trên đây là cách Ôn luyện kiến thức theo môn học thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội 2023 chi tiết và hiệu quả nhất mà BUTBI muốn chia sẻ đến các bạn học sinh. Mong rằng với những chia sẻ này, các bạn sẽ ôn thi thật tốt để đạt điểm số cao trong Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023.