Phân tích khổ 4 Tây Tiến tuyển chọn dàn ý và 3 bài văn mẫu hay được đánh giá cao. Qua tài liệu này các bạn biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề nêu ra trong đề bài. Từ đó đối chiếu bài viết của mình dựa trên bài viết mẫu để rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân mình.
Phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến là một trong những đoạn thơ hay bậc nhất viết về người lính trong 9 tháng kháng chiến chống Pháp. Bức tranh thiên nhiên hoành tráng, trên đó nổi bật lên hình ảnh của người chiến sĩ can trường và lạc quan, đang dấn thân vào máu lửa với niềm kiêu hãnh tột cùng. Vậy sau đây là 3 bài phân tích Tây Tiến khổ cuối, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Tham khảo thêm:
- Phân tích khổ 3 Tây Tiến
- Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến
- Dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến tổng quát
- Soạn bài Tây Tiến
1. Phân tích đề bài
– Yêu cầu đề: phân tích nội dung của 4 câu thơ cuối bài Tây Tiến (khổ 4 Tây Tiến).
– Kiểu bài: dạng bài nghị luận văn học (phân tích đoạn trích của tác phẩm).
– Vấn đề nghị luận: 4 câu cuối trong bài thơ Tây Tiến
– Phạm vi dẫn chứng, tư liệu: các căn cứ, hình ảnh, câu nói, chi tiết… thuộc phạm vi của 4 câu thơ cuối bài Tây Tiến.
2. Hệ thống kiến thức
– Luận điểm 1: Tinh thần của đoàn quân dân Việt Nam (2 câu đầu)
– Luận điểm 2: Tấm lòng gắn bó, giữ trọn lời thề với quê hương, với tổ quốc (2 câu cuối)
3. Sơ đồ tư duy phân tích khổ 4 Tây Tiến
Sơ đồ tư duy phân tích 4 câu trong khổ thơ cuối bài Tây Tiến
4. Chi tiết dàn ý phân tích khổ 4 Tây Tiến
a) Dàn ý Mở bài phân tích khổ 4 Tây Tiến:
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến
– Giới thiệu 4 câu thơ cuối: Đây là bốn câu kết của bài thơ “ghi bốn câu thơ” được viết theo những dòng chữ ghi vào mộ chí. Đó cũng là lời thề quyết tâm đến cùng của các chiến sĩ Tây Tiến “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
b) Dàn ý Thân bài Phân tích khổ 4 Tây Tiến
– Với hai câu đầu: “Tây Tiến người đi…. chia phôi”
– Người chiến sĩ ra đi với quyết tâm sắt đá, lòng căm thù, có ý chí lớn, quyết lập được chiến công như những người chiến sĩ trong bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm:
“Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong”
“Không hẹn ước”, rồi lại “thăm thẳm một chia phôi”, Quang Dũng đã khẳng định cái ý niệm “Nhất của khứ bất phục hoàn” trong hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến cũng là cái ý niệm của chung cả một thời kì, sau một thế hệ con người. Đã nói nhiều đến Tây Tiến, đã nhắc lại nhiều kỉ niệm đáng nhớ khi ở Tây Tiến, nhưng sau cùng cái đọng lại sâu sắc nhất bền vững nhất về Tây Tiến vẫn là cái tinh thần ấy, giọng thơ trầm, chậm, hơi buồn nhưng ý thơ thì vẫn chí khí hào hùng.
* Câu thơ thứ 3: “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”.
Mùa xuân:
- Thời điểm thành lập ra đoàn quân Tây Tiến
- Mùa xuân của đất nước
- Mùa xuân “của tuổi trẻ” đời người của các chiến sĩ đã trở thành cái thời điểm một đi không trở lại của lịch sử nước nhà. Sẽ không bao giờ còn có lại cái thuở gian khổ và thiếu thốn nhưng cũng khí thế, lãng mạn và hào hùng đến dường ấy.
* Câu thơ thứ 4: “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”:
– “Chẳng về xuôi” nghĩa là bỏ mình trên con đường hành quân.
– “Hồn về Sầm Nứa” ước nguyện của những chiến sĩ là sang nước bạn hợp đồng tác chiến với quân dân Lào chống Pháp, họ quyết tâm thực hiện lí tưởng đấy đến tận cùng. Cho nên, dù có ngã xuống trên đường hành quân, nhưng hương hồn (anh linh) vẫn đi cùng đồng đội, sống trong lòng đồng đội. Bốn câu thơ này nâng chất sử thi của bài thơ.
c) Dàn ý Kết bài phân tích khổ 4 Tây Tiến:
Đó là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, không nản lòng… Đến lúc chết vẫn giữ lời thề, họ là những người đau thương mà không bi lụy, mất mát mà vẫn tràn đầy niềm tin chiến thắng.
5. Phân tích khổ 4 Tây Tiến (mẫu 1)
Khi Một bản nhạc hay là khi một bản nhạc mà không chỉ đoạn điệp khúc hay đoạn mở đầu hay mà đoạn cuối cũng phải hay và một tác phẩm văn học hay là một tác phẩm nào đó không chỉ hay phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc cũng mang tính chất gợi mở hay hướng người đọc tưởng tượng đến một viễn cảnh nọ. Bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng có những đoạn nói về những cuộc hành quân gian khổ, những đêm liên hoan văn nghệ hay bức tượng đài người lính Tây Tiến rất ý nghĩa và khí thế. Thế nhưng lại có rất ít người biết rằng bốn câu thơ cuối của bài thơ cũng rất đáng được chú ý. Bởi đây là một đoạn thơ thể hiện được tấm lòng của nhà thơ dành cho vùng núi Tây Tiến.
Với hai câu thơ đầu thể hiện nỗi lòng của nhà thơ đối với đồng đội, những người còn sống và những người đã ngã xuống:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi”
Với những người lính cùng là những người tri thức nhưng trước khi gia nhập đoàn binh Tây Tiến họ không hề biết nhau. Họ đều là những người xa lạ, họ không hẹn cùng nhau tòng quân đi giết giặc, cũng chẳng hẹn nhau đi lính là sẽ có ngày trở về. Đoàn quân Tây Tiến là nơi gắn kết họ lại thành một gia đình, thành những anh em gắn bó khăng khít. Quay trở về thực tại, Quang Dũng một mình đối mặt với những nỗi nhớ thương đồng đội, đối mặt với những sự hi sinh của đồng đội mình ở nơi biên cương cửa ải. Nhà thơ càng cảm thấy nhớ, càng cảm thấy yêu quý đơn vị cũ của mình hơn bao giờ hết. Những người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu cũng là một nỗi niềm như những người lính Tây Tiến, từ người xa lạ người lính Việt Nam gắn kết với nhau như anh em:
“Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn ước quen nhau”
Đường đi của Tây Tiến càng đi lại là càng chia phôi, giữa cái ác liệt của chiến tranh, giữa sự tàn ác của lũ cướp nước khốn nạn họ không xác định sự chia phôi vừa cao lớn, vừa thăm thẳm như ngàn thước của núi cao kia. Những người đồng đội của Quang Dũng đã đi không hẹn ngày trở lại.
Thực tế hiện tại, xuất phát từ tình người đồng chí đồng đội, từ tình quân dân keo sơn, từ những kỉ niệm và nỗi nhớ nhà thơ Quang Dũng khẳng định tâm hồn của mình luôn luôn gắn bó với Sầm Nứa:
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
“Ai” là đại từ chỉ tác giả hay chỉ người lính Tây Tiến, nó không được xác định. Có lẽ nhà thơ cố tình nói như thế để thay mặt cho những người lính trong đoàn quân Tây Tiến dù còn sống hay đã chết cũng đều trở về Sầm Nưa. Họ không sinh ra ở mảnh đất biên cương heo hút, gian nan ấy nhưng họ lại luôn nguyện gắn bó tâm hồn mình với nó. Bởi nơi này chất chứa biết bao nhiêu những kỉ niệm của Tây Tiến, cũng ở nơi này biết bao nhiêu nấm mồ của những người anh hùng Tây Tiến “dãi dầu” cuộc đời mà đã nằm lại.
Đúng như những gì nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Nhà thơ Quang Dũng và những người lính Tây Tiến không sinh ra và lớn lên ở mảnh đất biên cương Sầm Nứa như những kỉ niệm họ có ở đó, thời gian hoạt động ở đó dẫu là gian nan vất vả nhưng khi qua rồi nó in dấu trong lòng họ đậm sâu. Đoạn thơ thể hiện rõ được những tâm tình của nhà thơ dành cho mảnh đất và con người nơi biên cương cửa ải.
Có thể bạn quan tâm: Bài thơ Tây Tiến phảng phất có những nét buồn đau bi tráng chứ không bi lụy
6. Phân tích khổ 4 Tây Tiến (mẫu 2)
Bài thơ “Tây Tiến” là một trong số những bài thơ đặc sắc nhất của nhà thơ Quang Dũng mà người đọc ấn tượng nhất. Bài thơ được viết năm 1948. Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ bất tận. Qua nỗi nhớ ấy, những hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh khổng lồ hoành tráng. Và trong bài thơ này , ông cũng không quên lột tả tất cả những gian khổ hi sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều nó thể hiện bằng một ngòi bút cực kì lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng nhiên trở thành cái hùng tráng. Khổ cuối của bài thơ cũng rất thật đặc sắc, gói gọn tình cảm chân thật của nhà thơ vào những câu chữ sau:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Đúng vậy, đoàn binh Tây Tiến mang trên mình sứ mệnh bảo vệ quê hương đất nước. Họ luôn dốc toàn bộ sức lực của mình có được. Hàng ngày họ vẫn phải chiến đấu ác liệt với kẻ thù nguy hiểm, họ còn phải quật cường trước thiên nhiên hiểm trở với những căn bệnh thời tiết, đói nhưng họ vẫn luôn oai nghiêm hùng dũng vượt lên bên trên tất cả. Họ là bức tượng của tinh thần yêu nước vĩ đại, quyết chiến quyết thắng. Trước khi bước chân lên đường tham gia chiến đấu, họ chỉ là những cô cậu sinh viên Hà thành với tuổi đời còn rất trẻ với nhiều hoài bão ước mơ. Khi tổ quốc cần, họ sẵn sàng bỏ lại sau lưng tất cả lên đường cầm súng chiến đấu với tinh thần chiến đấu quả cảm. Họ biết ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như sợi chỉ có thể đứt bất cứ lúc nào. Họ lên đường chiến đấu, ra đi không một lời hẹn ngày trở về. Họ trao cả mạng sống của mình cho Tổ quốc – nơi đã sinh ra họ.
Ở nơi núi rừng thiêng nước độc, mỗi bước chân hành quân của họ đều rất khó khăn, nhiều gian truân. Họ vẫn đi, họ vượt qua dốc qua đèo hiểm trở, họ bỏ lại những bản làng khuất dần sau rặng tre: “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”. Do hoàn cảnh chiến đấu rất khắc nghiệt có bao nhiêu gian khổ thiếu thốn cả về vật chất tinh thần nên hành trình chiến đấu của họ dai dẳng không hồi kết. Vì vậy một tí hi vọng trở về là rất mong manh, ngày càng xa xôi khó nắm bắt được trong sự vô vọng. Trong bối cảnh lịch sử của cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, với sự đơn sơ về vũ khí của ta, sự nghèo nàn về mọi thứ khác nào lấy trứng chọi với đá. Vì vậy sự hi sinh là điều không thể tránh khỏi. Họ phải vì tổ quốc quên thân vì dân phục vụ, hi sinh tính mạng mình để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc. Bao nhiêu thế hệ còn rất trẻ cầm súng lên đường chiến đấu chỉ với khẩu hiệu giản dị “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Họ cống hiến hết mình, họ hi sinh thầm lặng cho Tổ quốc không một lời kêu ca hay phàn nàn mà đó là bổn phận, là trách nhiệm cao cả nghĩa vụ của người công dân yêu nước nồng nàn, có ý chí chiến đấu tinh thần thép cao cả. Hai câu thơ trên đã lột tả ý chí chiến đấu quật cường ấy, làm nổi bật lên tinh thần yêu nước anh hùng của họ. Đối với nghệ thuật dùng từ “không hẹn ước”, “chia phôi” kết hợp với giọng điệu chậm rãi nhẹ nhàng, Quang Dũng như lần nữa khắc họa sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của quân đoàn Tây Tiến. Nỗi nhớ dâng trào trong lòng nhà thơ để ông tiếp tục chắp bút tô vẽ nên:
“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Ta có thể thấy “mùa xuân” có nhiều nghĩa. Đó là mùa đẹp nhất trong một năm. Đây cũng là thời điểm thành lập lên đoàn quân Tây Tiến. Mùa xuân là mùa của đất nước. Nó cũng ẩn dụ cho tuổi trẻ của những người chiến sĩ đã một đi không trở lại. Họ mang theo sức trẻ nhiệt huyết cháy bỏng của mình bước lên đường hành quân chiến đấu. Tuy nhiên, họ đã hi sinh nhưng hồn của họ không về quê hương vội mà vẫn còn sang nước bạn hợp lực tác chiến với quân dân Lào chống Pháp. Họ quyết tâm thực hiện lí tưởng đến cuối cùng nên kể cả khi họ đã ngã xuống nhưng hồn của họ vẫn chiến đấu tới cùng, vẫn đi cùng đồng đội, sống ở trong lòng họ mãi mãi. Đó cũng là mang tính sử thi cao. Cả tuổi trẻ của họ chỉ với một mục tiêu chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Họ vẫn rong ruổi chiến đấu hết mình trên suốt cuộc hành trình khó khăn ấy của mình. Phải chăng tình yêu quê hương đất nước của họ sâu đậm thấm nhuần vào trong máu thịt đến nhường nào mới có thể bất diệt như vậy?
Tóm lại, với giọng điệu đằm thắm da diết, bốn câu thơ cuối được viết như những dòng chữ tạc trên bia mộ của những người chiến sĩ gan dạ Tây Tiến. Đó là hình ảnh người chiến sĩ dũng cảm, nhiệt huyết, đến lúc ngã xuống vẫn giữ trọn lời thề cho quê hương tổ quốc. Họ là những con người đau thương nhưng không bị bi lụy, tràn đầy niềm tin và tinh thần sôi sục nhiệt huyết căng tràn sức sống tuổi trẻ. Tây Tiến xứng đáng là bài thơ tuyệt vời của Quang Dũng góp nhặt để lại cho thế hệ sau này.
7. Phân tích khổ 4 Tây Tiến (mẫu 3)
Mọi thứ đều có thể bị lãng quên nhưng những người con đã quên mình vì đất nước, vì dân tộc thì sẽ mãi mãi được khắc ghi, sống mãi với thời gian. Những người lính vĩ đại của dân tộc được họa trong những áng văn thơ cũng sẽ là những bức tượng đài uy nghiêm được trường tồn mãi mãi với thời gian. Người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến cũng là những người như vậy. Khổ cuối của bài thơ một lần nữa khắc họa lên những đặc điểm đáng quý của những người lính đó.
Quang Dũng khi viết Tây Tiến khi ông hồi tưởng lại những kỉ niệm về đồng đội, những người đã từng sống, từng chiến đấu nhưng có người đã hy sinh, những người đã trở về với đất mẹ yêu thương, dẫu sao đó cũng là những người mãi nằm lại nơi biên cương hay miền viễn xứ. Quang Dũng đã cho người đọc hình dung ra được những khó khăn gian khổ những người lính đã trải qua, tình cảm quân và dân gắn bó tha thiết.
Quang Dũng tạc dựng lên bức tượng đài người lính Tây Tiến trong tác phẩm của mình. Với hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, hàng loạt thủ pháp như tương phản, nhân hoá, tăng cấp ý nghĩa để tạo ấn tượng mạnh để khắc tạc một cách sâu sắc vào tâm trí người đọc hình ảnh người con anh hùng của đất nước, của dân tộc. Bức tượng đài dựng lên sừng sững theo thời gian, hiên ngang giữa núi rừng, giữa bom đạn của kẻ cướp nước.
Qua từng lời thơ, tác giả đã tô đậm cuộc sống gian khổ của người lính Tây Tiến. Giữa rừng thiêng nước độc, bom đạn kẻ thù bắn phá, đoàn quân cũng có lúc đã thấy mệt mỏi:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi ”
Nhưng tinh thần lạc quan, không sợ gian khổ, quyết chiến đấu cho tổ quốc, những người lính ấy cảm thấy yêu đời, lại hòa mình vào trong khung cảnh hết sức lãng mạn trong đêm liên hoan, đêm lửa trại thắm tình cá nước ở đây là hình ảnh đoàn binh không mọc tóc da xanh như lá rừng. Khắc họa lên người lính anh hùng Quang Dũng không né tránh miêu tả những khó khăn người lính Tây Tiến vượt qua. Những cơn sốt rét rừng làm tóc họ không thể mọc được “chứ không phải họ cố tình cạo trọc để đánh giáp lá cà cho dễ như nhiều người từng nói”. Cũng vì sốt rét rừng mà da của họ xanh như lá cây (chứ không phải họ xanh màu lá ngụy trang), vẻ ngoài dường như tiều tụy. Khó khăn gian khổ như thế nhưng họ vẫn vui, vẫn hi vọng niềm tin chiến thắng của dân tộc.
Bên trong thân hình mệt mỏi, bệnh tật ấy họ còn chứa đựng cả một sức mạnh để áp đảo quân thù, họ dũng mãnh như hổ báo, hùm beo. Bằng lời thơ chân thực của mình, Quang Dũng đã mô tả người lính với những nét khắc khổ tiều tụy nhưng vẫn gợi ra âm hưởng hào hùng bên trong những con người ấy. Quang Dũng sử dụng thủ pháp tương phản câu thơ “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” không chỉ làm nổi bật lên sức mạnh tinh thần của người lính mà thấm sâu màu sắc văn hoá của dân tộc. Mỗi câu thơ của tác giả đã khiến người đọc nhận thấy người lính Tây Tiến như chúa sơn lâm. Không phải là nhà thơ muốn “động vật hoá” người lính Tây Tiến mà muốn nói tới sức mạnh bách chiến bách thắng bằng hình ảnh quen thuộc trong thơ văn xưa, khiến chúng ta nhớ lại tới câu thơ của Phạm Ngũ Lão.
“Hoành sóc giang san cáp kỷ thu
Tam quan kỳ hổ khí thôn ngưu”
Và cả Hồ Chí Minh trong “Đăng sơn” cũng viết:
“Nghĩa binh tráng khí thôn ngưu đẩu
Thể diện sài long xâm lược quân”
Tác giả vận dụng những ý thơ của những người đi trước để xây dựng hình ảnh những người lính vĩ đại tiếp nối truyền thống quý báu dân tộc. Đọc câu thơ: “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” ta như nghe thấy âm hưởng oai hùng của cả dân tộc vang khắp núi rừng. Tuy họ phải trải qua những khó khăn gian khổ, cái chết có thể bất cứ lúc nào nhưng những người lính vẫn luôn yêu đời và vẫn lãng mạn.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Họ mơ về Hà Nội, với những người con gái đẹp, nơi có cuộc sống yên bình, độc lập. Người lính Tây Tiến dẫu “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” mà thương nỗi nhớ vẫn hướng về một “dáng kiều thơm”. Chính vẻ đẹp ấy của tâm hồn mà người lính có sức mạnh vượt qua mọi gian khổ, người lính thành một biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Việt Nam. Quang Dũng có cái nhìn hết sức chân thực khi phát hiện ra bên trong những con người chiến đấu kiên cường với ý chí sắt thép cũng chính con người có một đời sống tâm hồn phong phú. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm mà theo tiếng gọi non sông mà còn rất hào hoa phong nhã, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động một nỗi nhớ về một dáng kiều thơm, nhớ vẻ đẹp của Hà Nội – Thăng Long xưa.
Quang Dũng tạc lên những bức tượng đài người lính Tây Tiến bằng những nguồn ánh sáng tương phản lẫn nhau vừa hiện thực vừa lãng mạn.
Câu thơ: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” nếu tách riêng ra người đọc sẽ cảm nhận thấy cái chết, nấm mồ của người lính Tây Tiến ở nơi “viễn xứ”, sẽ tạo cảm giác như một nốt nhạc buồn của khúc hát hồn tử sĩ.
Những câu thơ thứ hai làm cho âm hưởng bài thơ thêm hào hùng:
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Câu thơ này đã làm cho những nấm mồ rải rác kia nâng lên những tầng cao của đài tưởng niệm, nấm mộ của những người lính đã dâng tuổi xanh của mình cho đất nước. Trong thơ Quang Dũng luôn là một sự nâng đỡ nhau nhiều hình ảnh như vậy.
Sự hi sinh ấy còn đáng trân trọng hơn bao giờ hết khi Quang Dũng miêu tả:
“Áo bào thay chiếu anh về đất”
Những người lính khi sống chiến đấu đã phải chịu những khó khăn gian khổ khi hi sinh họ cũng phải chịu thiếu thốn, cảnh tiễn đưa họ ra đi với báo thiếu thốn, khó khăn, cái thuở người lính Tây Tiến chết vì sốt rét nhiều hơn chết vì chiến trận. Lại trong cảnh kháng chiến rất khó khăn nên tiễn đưa người chết không có cả một chiếc quan tài, chỉ với chiếc áo bào thay chiếu mà thôi. Câu thơ tả thực của Quang Dũng đẩy thành cảm hứng tráng lệ, coi chiếu là áo bào để cuộc tiễn đưa trở nên trang nghiêm, cổ kính. Cũng có người hiểu đến những chiếc chiếu cũng không có, chỉ có chính tấm áo của người lính. Có nhiều cách hiểu về hình ảnh này, dù thế nào thì người đọc cũng nhận ra cái bi tráng trong câu thơ, tạo nên một hình tượng đẹp bất tận về người lính Tây Tiến.
“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Các anh về với đất trời, có đồng đội đưa tiễn, có núi sông đồng hành, chắc chắn sự hi sinh cao cả của các anh sẽ được đời đời khắc ghi, sẽ là tấm gương cho thế hệ sau. Đó là lời nhắn nhủ mà Quang Dũng muốn gửi gắm tới đồng đội của mình.
Qua mỗi lời thơ Quang Dũng dựng lên bức chân dung, một bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực lãng mạn. Đó là tình yêu của Quang Dũng đối với người đồng đội, đối với đất nước của mình, là sự ca ngợi vẻ đẹp những con người đã chiến đấu hi sinh cho chúng ta có cuộc sống hôm nay.