Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những kiến thức cơ bản và trọng tậm nhất của tác phẩm “Tây tiến” (ngữ văn 12) của nhà thơ Quang Dũng nhé.
Tham khảo thêm:
- Tây tiến tác giả Tác phẩm
- Sơ đồ tư duy bài Tây Tiến
- Mở bài phân tích bài thơ Tây tiến
- Kết bài tây tiến hay nhất
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
A. Tìm hiểu về tác giả
– Quang Dũng sinh năm 1921 mất năm 1988, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
– Ông là nhà thơ tiêu biểu và nổi bật nhất trong thế hệ những nhà thơ miền Bắc của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến sau cách mạng tháng tám năm 1945.
– Ngoài làm thơ Quang Dũng còn là một họa sĩ, nhạc sĩ tài ba.
Năm 2001, ông nhận được giải thưởng Nhà nước cao quý về văn học và nghệ thuật.
Các tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của ông phải kể đến như: Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây, Linh râu ria, Quán bên đường.
B. Tìm hiểu về tác phẩm Tây tiến
1. Hoàn cảnh ra đời
- Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô ( năm 1986).
- Tây Tiến là tên gọi của một đơn vị quân đội mà trong đó phần đông là thanh niên Hà Nội được thành lập vào năm 1947. Các chiến sĩ trong binh đoàn có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào ở biên giới nhằm chống lại những âm mưu xâm lược của bọn thực dân Pháp.
- Năm 1948, Quang Dũng được điều đi nơi khác, rời khỏi binh đoàn Tây Tiến. Sau đó vì quá nhớ binh đoàn cũ nên ông đã chắp bút và viết nên bài thơ “Nhớ Tây Tiến” tại Phù Lưu Chanh. Sau này bài thơ tên bài thơ được đổi thành “Tây Tiến”
2. Bố cục
Bố cục bài thơ được chia như sau:
+ Phần 1: Gồm 14 câu thơ đầu: Nỗi nhớ của tác giả về núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và đoàn binh Tây Tiến anh hùng.
+ Phần 2: 8 câu thơ tiếp theo: Nhớ lại cảnh đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc lung linh hư ảo.
+ Phần 3: 8 câu thơ tiếp theo: Chân dung hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, gian khổ nhưng vẫn lãng mạn hào hoa, sự hi sinh mất mát.
+ Phần 4: Còn lại: Khái quát lại những ngày trong binh đoàn Tây Tiến và những kỉ niệm không thể nào phai.
3. Thể thơ: Bảy chữ
4. Giá trị nội dung
- Qua nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến xưa cũ, nhà thơ đã phác họa hình ảnh người lính đầy lãng mạn, hào hoa nhưng cũng vô cùng dũng cảm, bất khuất, gan trường và giàu lòng yêu nước. Bên cạnh đó, vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc cũng hiện lên với vẻ dữ dội, đầy hiểm nguy nhưng cũng không thiếu chất thơ, lãng mạn và hùng vĩ.
- Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả Quang Dũng mà ẩn trong đó là tình yêu đồng đội, tình yêu nhân dân, tình yêu thiên nhiên và lớn lao hơn cả đó là tình yêu đất nước to lớn không thể đong đếm luôn chất chứa trong từng câu chữ, ý thơ.
5. Giá trị nghệ thuật
– Bút pháp lãng mạn, tinh tế, đậm chất hào hùng, bi tráng đã được tác giả thể hiện qua các câu thơ qua đó lột tả những nét độc đáo, đặc biệt của binh đoàn Tây Tiến và Tây Bắc.
– Phép phóng đại, đối lập kết hợp khéo léo với những yếu tố cường điệu; hình ảnh và ngôn từ độc đáo, giàu hình ảnh, giàu trí tưởng tượng, thể hiện một tư tưởng mới lạ mang đậm phong cách riêng của Quang Dũng.
C. Hướng dẫn học bài giải đáp các câu hỏi trong SGK
Soạn bài Tây Tiến – Trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 12 tập 1.
Câu số 1 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Bài thơ có thể chia làm 4 đoạn như sau:
- Đoạn 1 (14 câu thơ đầu: từ đầu đến “thơm nếp xôi”): chặng đường hành quân đầy gian truân vất vả của binh đoàn Tây Tiến gắn với hình ảnh núi rừng Tây bắc hùng vĩ, khắc nghiệt
- Đoạn 2 (8 câu tiếp theo): kỉ niệm khó phải của những người chiến sĩ cách mạng.
- Đoạn 3 (8 câu thơ tiếp theo): Chân dung về những người lính Tây Tiến anh hùng.
- Đoạn 4 (còn lại): Nỗi nhớ của Quang Dũng hướng về Tây Tiến và lời thề gắn bó.
– Mạch cảm xúc trải dài suốt bài thơ: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo đó là kỉ niệm, nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến và cuối cùng là lời thề gắn bó lòng với Tây Tiến.
Câu số 2 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội cũng chính là biểu tượng của chặng đường hành quân đầy gian khổ của người lính:
- Sông Mã và Tây Tiến hai hình ảnh kết tinh nỗi nhớ da diết của tác giả: nhớ miền Tây Bắc và nhớ cả những lính Tây Tiến
- Địa danh cụ thể được nhắc tới như Sài Khao, Mường Hịch, Mường Lát, Mai Châu
- Địa hình hiểm trở, gập ghềnh cùng với những gian khó trong cuộc hành quân: mây, mưa, thác, cọp…
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc mở ra cuộc hành quân đầy gian truân giữa núi cao, vực sâu, rừng thẳm… liên tục xuất hiện trong suốt bài thơ.
– Vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của núi rừng Tây Bắc được thể hiện rõ bằng thủ pháp nhân hóa, cường điệu nhất là trong câu: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
→ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ lại càng làm nổi bật vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên mọi khó khăn, những đau thương mất mát của người lính Tây Tiến
– Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hùng dũng được khắc họa trên nền thiên nhiên:
- Sự tinh nghịch, dí dỏm, vui vẻ, hài hước của những chàng trai Hà Nội, chiến thắng thiên nhiên trắc trở hiểm nguy, chạm tới đỉnh cao của chiến trường nơi Tây Bắc.
- Sự dũng cảm, gan góc, kiên cường, bất khuất của những người lính càng nổi bật hơn với sự dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên
- Hình ảnh bi thương nhưng cũng rất hùng tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, coi cái chết nhẹ như một giấc ngủ.
⇒ Vượt lên giữa núi rừng hiểm trở, hình ảnh những người lính Tây Tiến được làm nổi bật lên sự dũng cảm, kiên trung của cả một thế hệ trẻ thời kì kháng chiến.
Câu số 3 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ thứ hai hiện lên với vẻ duyên dáng, mĩ lệ, thanh bình dưới một góc nhìn hào hoa, yêu đời
- Vẻ đẹp lung linh của đêm hội đuốc hoa, xiêm áo xinh đẹp rực rỡ, tiếng khèn, điệu nhạc tưng bừng.
- Sự gắn bó thủy chung giữa quân và dân
- Những cô gái duyên dáng trong những bộ xiêm rực rỡ cùng những điệu múa tình tứ đã tạo lên những bất ngờ thú vị, thu hút hồn vía của những chàng trai trẻ Tây Tiến.
- Đó là vẻ đẹp thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc gắn với hình ảnh cô gái Thái chèo thuyền độc mộc với sự chèo mái uyển chuyển, cùng với bông hoa làm duyên trên dòng nước lũ.
– Con người và thiên nhiên Tây Bắc trong kí ức của tác giả: vừa đẹp, vừa có hồn lại quyến luyến, tình tứ
- Bức tranh 4 mang một nét đẹp hoang sơ, nên thơ trữ tình nổi bật với hình ảnh con người “dáng người trên độc mộc” đem đến một nét đẹp man mác
- Đay là cái đẹp trong nỗi buồn hiu hắt đặc trưng của miền sơn cước
- Trong không gian đó dường như nổi lên sự mềm mại, uyển chuyển.
Câu 4 trang 90 sgk ngữ văn 12 tập 1
Chân dung, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, cao đẹp:
- “Không mọc tóc” sốt rét rừng đã khiến những người lính rụng hết tóc, đây chính là sự khốc liệt của hoàn cảnh chiến đấu.
- “Quân xanh màu lá”: thể hiện sự khắc nghiệt của điều kiện chiến đấu khiến những người lính trở lên xanh xao
- “Dữ oai hùm” có những nét oai phong, lẫm liệt, hùng mạnh áp đảo kẻ thù
- “Dáng kiều thơm” tâm hồn lãng mạn hào hoa nên thơ của những người lính Tây Tiến khi nhớ tới người yêu, hậu phương chốn thành đô.
-> Những người lính Tây Tiến dù có khó khăn, gian khổ, vất vả nhưng vẫn kiên cường, dũng cảm và trong đó vẫn luôn sự lãng mạn hào hoa.
Câu 5 trang 90 sgk ngữ văn 12 tập 1
Nỗi nhớ về Tây Tiến da diết, khắc khoải và ám ảnh:
- “Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi” những từ này thể hiện nỗi nhớ da diết, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về.
- Nỗi khắc khoải, sự thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu ở Tây Bắc.
- “Tây Tiến mùa xuân ấy“: thời kỳ của sự hào hùng, lãng mạn
- “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi“: nhà thơ đã dành tất cả tâm tư, tình cảm, dành trọn trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng khó quên.
⇒ Nỗi nhớ Tây Tiến luôn khắc khoải, tha thiết, sâu lắng trong lòng nhà thơ như một minh chứng về một sức sống mãnh liệt của những kỉ niệm, kí ức trong thời kỳ gian khổ hào hùng.
D. Luyện tập
Bài số 1 Trang 90 sgk ngữ văn 12 tập 1
Trong bài thơ, tác giả sử dụng bút pháp lãng mạn là chủ yếu:
– Thủ pháp phóng đại, đối lập để, cường điệu để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh và sâu đậm hơn về những cái dữ dội, thơ mộng và tuyệt mĩ
– So sánh với bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu:
- Trong bài thơ “Đồng chí” sử dụng bút pháp tả thực đẻ làm nổi bật lên vẻ đẹp giản dị, chân chất của những anh lính xuất phát từ những vùng quê nghèo.
- Các chi tiết miêu tả chân dung người lính đều vô cùng chân thật, thực tế, trong họ luôn có cùng một lí tưởng chiến đấu cao cả nên họ đã cùng nhau chia sẻ những gian khổ đời lính
- Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng thì miêu tả, tái hiện lại hình ảnh một Tây Bắc dữ dội, hoang sơ nhưng lại hết sức mơ mộng, trữ tình.
- Tác giả chú trọng nét độc đáo, khác thường của thiên nhiên để làm nổi bật vẻ hào hoa, kiêu hùng, anh dũng, gan trường của người lính chiến
Bài số 2 Trang 90 sgk ngữ văn 12 tập 1
Hình ảnh chân dung người lính Tây Tiến:
– Họ mang trong mình một vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn có sức lôi cuốn với người đọc.
– Qua ngòi bút của Quang Dũng những người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ oai phong, dữ dội khác thường.
– Những cái gian khổ, thiếu thốn, vất vả có thể làm hao mòn, tiều tụy đi dáng hình bên ngoài nhưng sức mạnh nội lực từ bên trong mỗi người họ khiến mọi người cảm phục.
→ Trong khó khăn vẫn luôn hướng đến những điều tốt đẹp, lãng mạn.
– Chất bi tráng của những người lính Tây Tiến:
- Tác giả nhắc tới cái chết, sự hi sinh nhưng lại không mang tính bi lụy, đau thương trái lại còn thể hiện kiên cường, dũng cảm.
- Khi nói về cái chết, tác giả đã miêu tả một cách sang trọng, qua đó cái chết ấy tạo ra sự cảm thương sâu sắc từ thiên nhiên.
⇒ Hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả miêu tả mang đậm chất bi tráng, hào hùng, chói ngời vẻ đẹp lý tưởng và luôn ẩn hiện dáng dấp của người anh hùng thời đại.
Hi vọng với toàn bộ kiến thức trên, butbi.hocmai.vn đã giúp các bạn không còn cảm thấy khó khăn trong việc soạn và làm bài tập trước khi đến lớp nữa, và cũng sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn luyện tác phẩm này.
Tham khảo thêm:
Bạn đang tham khảo bài viết “Soạn bài Tây Tiến | Ngữ văn lớp 12″