Tham khảo thêm:
Tóm tắt Tây Tiến (mẫu 01)
Bài thơ “Tây Tiến” đã khắc họa nên hình ảnh của người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng nhưng nó cũng đầy lãng mạn, hào hoa, cùng với đó chính là hình ảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ dữ dội và cũng thơ mộng. Mạch cảm xúc của bài thơ được bắt đầu từ nỗi nhớ, tiếp theo đó là những kỉ niệm của nhà thơ về Tây Tiến, kết thúc đó là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình cùng với Tây Tiến.
Trong nỗi nhớ da diết của chính tác giả, đoàn quân Tây Tiến đã hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ với thiên nhiên miền Tây thơ mộng, hùng vĩ và dữ dội. Cùng với đó chính là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng với núi rừng. Tiếp theo đó là ý thơ khắc họa được chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của những người lính. Đoạn kết là lời tâm tình khi mà tác giả phải xa đơn vị, gửi lòng mãi mãi sẽ gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
“Tây Tiến” đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người lính cách mạng ở trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại thực dân Pháp xâm lược. Đó chính là bức tượng đài đã làm cho rất nhiều chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những năm tháng gian khổ ấy sẽ luôn bất tử cùng thời gian.
Tóm tắt Tây Tiến chi tiết (mẫu 02)
Thiên nhiên núi rừng ở Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng còn ẩn sau đó chính là những vẻ hoang sơ với đầy rất nhiều hiểm nguy đang rình rập. Trước những cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng người lính Tây Tiến ấy đã hiện lên như một tượng đài bất diệt, nó mang vẻ đẹp vừa hùng tráng nhưng không kém phần tài hoa lãng tử của người con Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện lên chân thực về sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà mỗi người lính phải trải qua khi đi trên những chặng đường kháng chiến. Thế nhưng đứng trước những khó khăn, thử thách họ chưa bao giờ họ lùi bước trước và chính những người lính vĩ đại ấy vẫn luôn sống lạc quan yêu đời và cũng chiến đấu anh dũng – kiên cường.
Tóm tắt Tây Tiến ngắn nhất (mẫu 03)
Chiến tranh và người lính chính là nguồn đề tài lớn với thơ ca cách mạng, đã ghi dấu được từng chặng đường và những bước chuyển mình của lịch sử, văn học đã hoàn thành được rất tốtt về sứ mệnh thiêng liêng của mình, không chỉ tái hiện lại được bầu không khí chiến đấu ác liệt trong cuộc chiến mà còn dựng lên được những bức chân dung cực kì sống động và đẹp nhất, tuyệt vời nhất về hình tượng người lính. Đó cũng chính là hình tượng của những người lính xuất thân từ những nông dân nghèo nhưng lại mang lí tưởng cứu nước thiêng liêng ở trong tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và đó cũng là hình ảnh người lính lái xe luôn lạc quan yêu đời và coi thường mọi gian khổ được khắc họa trong bài thơ tiểu đội xe không kính. Ngỡ như những hình ảnh về người lính đó đã vô cùng quen thuộc ấy vậy mà tác giả Quang Dũng với bài thơ Tây Tiến đã mang đến cho người đọc một bức tượng đài về người lính đầy tráng lệ và đầy những sự mới mẻ về con người của những người lính Tây Tiến đó là: kiên cường, quả cảm khi chiến đấu nhưng có sự lãng mạn, hào hoa trong đời sống tinh thần của mỗi người lính.
Tóm tắt Tây Tiến đầy đủ (mẫu 04)
Quang Dũng chính là một người nghệ sĩ đa tài, viết văn, làm thơ vẽ tranh và soạn nhạc. Tác giả Quang Dũng còn là một nhà thơ điển hình trong chùm thơ chiến sĩ với 1 tâm hồn thơ rất tài hoa, phóng khoáng và hồn hậu. Với những lời thơ mang tính hào hùng và lãng mạn, những sáng tác của ông đã để lại 1 âm vang trong lòng của rất nhiều độc giả cho đến tận ngày hôm nay. Và tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng chính là 1 trong những tác phẩm hào hùng và lãng mạn đó. Đoàn quân Tây Tiến đây là một binh đoàn với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt – Lào, chiến đấu làm tiêu hao đi sinh lực địch. Tuy nhiên, những người lính khi ở tại nơi rừng thiêng nước độc ấy, họ vẫn thản nhiên đối mặt với biết bao vất vả, cực nhọc, trong mỗi người lính không hề mất đi khí chất của những người anh hùng, sự hào hoa lãng mạn trong con người của họ.
Tóm tắt Tây Tiến hay (mẫu 05)
Tây Tiến chính là một bài thơ xuất sắc, đây có thể xem là một kiệt tác của tác giả Quang Dũng, xuất hiện ngay ở trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp. Bài thơ đã nói lên được nỗi nhớ và niềm tự hào của tác giả Quang Dũng về những người đồng đội thân yêu, cùng vào sinh ra tử 1 thời trận mạc.
Thiên nhiên của miền Tây, qua ngòi bút lãng mạn của tác giả Quang Dũng, được cảm nhận với những vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ nhưng cũng thơ mộng, hoang sơ mà lại ấm áp. Hình ảnh của những cô gái, những con người miền Tây lại càng tô đậm thêm chất huyền bí và thơ mộng của núi rừng.
Sinh hoạt của những người lính Tây Tiến rất gian khổ, ốm đau không có đủ thuốc men, tử vong vì sốt rét còn nhiều hơn là do đánh trận. Tuy vậy, họ vẫn luôn sống rất lạc quan và khi chiến đấu thì rất dũng cảm. Vượt lên trên tất cả thử thách khắc nghiệt của chiến tranh ở trong hoàn cảnh sống cực kì gian khổ, họ vẫn luôn giữ được cái cốt hào hoa, thanh lịch, luôn yêu đời và cũng đầy lãng mạn.
Trong dàn âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên, cái chết – sự hi sinh của mỗi người lính Tây Tiến không hề bi luỵ mà nó thấm đẫm tinh thần bi tráng. Cái tinh thần mãnh liệt “một đi không trở lại” (nhất khứ bất phục hoàn) luôn thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm trong cả đoàn quân Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm của tất cả người lính Tây Tiến luôn gắn bó máu thịt với những ngày tháng, những nơi mà người lính Tây Tiến đã đi qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã trở thành thời điểm một đi không trở lại.
Tóm tắt đoạn 1 bài thơ Tây Tiến
Khổ thơ đầu tiên đã khắc hoạ lên bức tranh thiên nhiên của vùng Tây Bắc hoang sơ, dữ dội, dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, hiểm trở với sương lấp, heo hút cồn mây, cọp trêu người, thác gầm thét, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,… Đồng thời cùng với đó chính là vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc có hoa về trong đêm hơi, nhà aii Pha Luông mưa xa khơi…
Hình ảnh của người lính Tây Tiến trên nền thiên nhiên miền Tây ấy “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Đó có thể là những giây phút nghỉ ngơi của người lính sau những chặng đường hành quân cực khổ – vất vả, song đó cũng có thể là lần nghỉ ngơi vĩnh viễn của người lính.
Có thể nói khổ thơ mở bài Tây Tiến của tác giả Quang Dũng là một đoạn thơ rất hay viết về cảnh thiên nhiên hùng vĩ của miền Tây. Trên khung cảnh rất hùng vĩ, bao la đó, hình ảnh con người, hình ảnh người lính hiện lên thật đẹp và hào hùng.
Tóm tắt đoạn 3 Tây Tiến
Trên những cảnh hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng Tây Bắc (ở đoạn 1) và cúng với đó là duyên dáng, thơ mộng, mĩ lệ (ở đoạn 2), đến đoạn thơ thứ 3, hình tượng tập thể về những người lính Tây Tiến đã xuất hiện với một vẻ đẹp đậm chất bi tráng.
Quang Dũng đã chọn lọc, đã tinh lọc được những nét tiêu biểu nhất về những người lính Tây Tiến để tạc nên được bức tượng đài tập thể, khái quát được gương mặt chung cho cả đoàn quân. Cái bi tráng và hào hùng là 2 chất liệu chủ yếu của bức tượng đài, chúng vừa hòa quyện, vừa xâm nhập vào nhau, vừa nương tựa và nâng đỡ nhau tạo nên được vẻ đẹp bi tráng – thần thái chung cho cả bức tượng đài.
Trong khổ thơ thứ 3 này, hình ảnh về người lính Tây Tiến được khắc họa không chỉ qua dáng vẻ bên ngoài mà nó còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn sâu bên trong đầy mộng mơ của họ. Họ trông có vẻ tiều tụy, tàn tạ trong hình hài nhưng chính những con người đó lại chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang trong đó dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa, luôn coi cái chết nhẹ như lông hồng.
Trên đây là TOP các mẫu tóm tắt tây tiến hay nhất để các bạn tham khảo. Chúc các bạn học tốt.