Kết bài Tây Tiến hay nhất | Ngữ văn 12

0

Các mẫu Kết bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được Butbi tuyển chọn và giới thiệu trong bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các bạn một số cách kết bài ngắn gọn, bao quát, súc tích mà vẫn tạo được ấn tượng với người đọc, người chấm bài.

Kết bài Tây Tiến hay nhất | Ngữ văn 12
Kết bài Tây Tiến hay nhất | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

Mẫu kết bài Tây Tiến số 1

Như vậy, với sự kết hợp hài hòa và khéo léo giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên và con người trong sự phong phú, đa chiều. Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, lại vừa thơ mộng, trữ tình, còn những người lính được phác họa qua những nét vẽ vừa hòa hoa, phong nhã, vừa bi tráng, kiêu hùng mang chút lãng mạn. Chính sự độc đáo trong cách khám phá hình tượng người lính này đã làm nên những vần thơ đậm màu kiêu bạc, đồng thời điều đó cũng tạo nên nét đẹp riêng cho bài thơ “Tây Tiến” trong muôn ngàn những tác phẩm thơ viết về đề tài người lính trong chiến tranh.

Mẫu kết bài Tây Tiến số 2

Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau cái vẻ hoang sơ đó là đầy những hiểm nguy luôn rình rập. Trước cảnh hùng vĩ và những hiểm nguy nơi núi rừng Tây Bắc ấy, hình tượng người lính Tây Tiến lại càng nổi bật lên như một tượng đài bất diệt, mang một vẻ đẹp vừa hùng tráng lại vừa tài hoa lãng tử của những chàng trai Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện một cách chân thực về sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả, những khó khăn mà người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến chống Pháp. Thế nhưng dù là vậy nhưng chưa bao giờ họ nảnn chí mà lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính anh dũng ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu kiên cường bất khuất.

Mẫu kết bài Tây Tiến hay nhất

Quang Dũng không chỉ là một nhà thơ chỉ biết cầm bút sáng tác mà ông còn là một người lính biết cầm súng đánh giặc. Có lẽ chính vì vậy mà những bài thơ của ông luôn gắn liền với hình ảnh những người lính cụ Hồ. Và vì đã cùng nhau trải qua những gian lao vất vả trong những cuộc hành quân nên ông đã khắc họa hình ảnh đoàn binh Tây Tiến với khí thế hiên ngang, tâm hồn thơ mộng một cách vô cùng chân thật trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

Mẫu kết bài cảm nhận bài thơ Tây Tiến số 1

Lấy cảm hứng từ chính cuộc sống bản thân mình đã trải qua, Quang Dũng đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những chàng trai, những học sinh, sinh viên Hà thành khi khoác lên mình chiếc áo lính. Dưới ngòi bút hào hoa của nhà thơ, hình ảnh về những người lính Tây Tiến được phác hoạ lên một cách chân thực, rõ nét nhất,  nó vừa hồn hậu,giản dị nhưng lại hết sức khí phách.Qua đây ta cũng thấy được vẻ đẹp bi tráng cùng sự gian truân vất vả của những chiến binh tây tiến khi hành quân để từ đó chúng ta càng thêm yêu hơn những con người đã dám quên mình vì quê hương đất nước

Mẫu kết bài cảm nhận bài thơ Tây Tiến số 2

Bài thơ “Tây Tiến” đã vô cùng thành công khi tái hiện lên vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người nơi núi rừng Tây Bắc, đồng thời cũng khắc họa được vẻ đẹp trẻ trung, lạc quan trong tâm hồn của những chàng lính trẻ cùng bức tượng đài bi tráng về người lính Tây Tiến. Bài thơ Tây Tiến khép lại trong âm hưởng hào hùng, bi tráng như một khúc hùng ca về một thời bom đạn đã đi qua nhưng nó còn sống mãi trong hàng triệu trái tim người Việt.

Mẫu kết bài phân tích khổ đầu bài thơ Tây Tiến số 1

Đoạn 1 tuy chỉ vỏn vẹn 14 câu nhưng bấy nhiêu đó đã giúp người đọc hiểu hơn về thiên nhiên và con người Tây Bắc, trên nền thiên nhiên hùng vĩ những người lính Tây Tiến hiện lên lại càng oai hùng, bi tráng. Đồng thời qua đó cũng thể hiện sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người Tây Bắc, từ đó thấy được tấm lòng yêu đất nước của tác giả.

Mẫu kết bài phân tích khổ đầu bài thơ Tây Tiến số 2

Khổ thơ đầu của bài thơ đã thể hiện khá đầy đủ về tài hoa và tâm hồn lãng mạn phóng khoáng của nhà thơ Quang Dũng. Với ngôn từ giàu chất nhạc và chất tạo hình, đoạn thơ này đã thành công khắc họa một bức tranh sinh động và có chiều sâu về cảnh hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến giữa không gian thiên nhiên rộng lớn nơi rừng núi Tây Bắc. Qua đó, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự gắn bó cùng nỗi nhớ tha thiết của tác giả về những ngày cùng những người đồng đội “đồng cam cộng khổ” trong đoàn quân Tây Tiến.

Mẫu kết bài phân tích khổ thứ 2 bài thơ Tây Tiến

Thơ ca muôn đời nay luôn là nơi để nói lên tiếng lòng của người nghệ sĩ, là cây đàn muôn điệu đa bậc cho ta nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Thơ ca cũng là cây cầu nối giữa trái tim đến với trái tim. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng vậy, nó cũng là tiếng nói tri âm của tác giả. Đặc biệt trong đoạn 2 của bài thơ ta lại càng có ấn tượng sâu sắc về những kỉ niệm và nỗi nhớ da diết của tác giả, qua đó thể hiện sinh động vẻ đẹp lãng mạn đầy hào hoa của người chiến sĩ Tây Tiến.

Mẫu kết bài phân tích khổ thứ 3 bài thơ Tây Tiến

Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ, đầy hiểm trở, dữ dội của núi rừng Tây Bắc, Quang Dũng đã thành công khi khắc họa hình tượng đoàn quân Tây Tiến với những người lính mang một vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng hào hùng và vô cùng lãng mạn và được thể hiện rõ nét nhất trong khổ thơ thứ 3 này.

Mẫu kết bài phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến 

Mọi thứ có thể bị lãng quên bởi thời gian nhưng những người con đã anh dũng hi sinh vì đất nước, vì dân tộc thì mãi mãi được truyền đời và ghi nhớ qua các thế hệ sau này. Những người lính vĩ đại ấy của dân tộc đã được khắc họa trong những áng văn thơ trở thành những bức tượng đài uy nghiêm trường tồn mãi mãi với thời gian. Hình ảnh những người lính Tây Tiến được Quang Dũng lại một lần nữa được khắc họa rõ nét trong khổ thơ cuối, cho ta một cái nhìn bao quát hơn về những đặc điểm đáng quý của những người lính đó.

Mẫu kết bài phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây tiến

Bài thơ Tây Tiến của cố nhà thơ Quang Dũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về hình tượng người lính cụ Hồ. Chân dung người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp đã được tác giả tái lên một cách bi tráng và oai hùng. Nhà thơ Quang Dũng đã viết về những người lính Tây Tiến – cũng là những người đồng đội cũ của mình với sự kiêu hãnh và niềm tự hào với tất cả tình cảm chân thành của ông.

Mẫu kết bài phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây tiến

Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của cố nhà thơ Quang Dũng đã tạo một dấu ấn sâu sắc nhất trong nền thơ ca Việt Nam ở thời kỳ chống thực dân Pháp. Cách khắc họa vẻ đẹp bi tráng, hào hùng của những người lính Tây Tiến cùng với vẻ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng của thiên nhiên miền Tây qua nỗi nhớ nhung tha thiết của tác giả đã tạo lên một vẻ đẹp riêng hết sức độc đáo của bài thơ này. Qua đó ta cũng thấy được nét hồn nhiên, tinh tế, sự hào hoa, phóng khoáng, mang đậm chất lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. Với cảm hứng lãng mạn xen lẫn hiện thực cùng ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính cụ Hồ trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ dữ dội và và mĩ lệ. Những người lính ấy mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mẫu kết bài phân tích vẻ đẹp hào hoa, bi tráng trong bài thơ Tây tiến

Qua đây ta có thể thấy được những vẻ đẹp bi tráng hào hùng của những chiến binh tây tiến, qua đó giúp chúng ta – là những thế hệ sau càng thêm biết ơn và yêu hơn những con người đã vì quê hương mà quyết tâm gìn giữ,  thà hi sinh bản thân chứ không chịu rời bước để rồi họ đã trở thành một bức tượng đài bằng thơ vĩnh cửu trường tồn với thời gian.

Như vậy với những mẫu Kết bài Tây Tiến của Quang Dũng trên đây mà Butbi đã chia sẻ, chắc hẳn các bạn học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn thành một bài văn hoàn chỉnh của mình.