Các cấp độ của tổ chức sống và phân chia giới sinh vật – Môn Sinh học – Lớp 10

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đinh Đức Hiền (giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Các cấp độ của tổ chức sống và phân chia giới sinh vật”.

I. Các cấp độ của tổ chức sống và đặc điểm của nó

– Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của thế giới sống:

  • Tất cả sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  • Tế bào đều được sinh ra từ tế bào trước đó.

– Đặc điểm chung của thế giới sống:

+ Tổ chức theo thứ bậc.

+ Hệ thống mở và tự điều chỉnh.

  • Trao đổi vật chất và năng lượng bên ngoài.
  • Tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường sống.

+ Thế giới sống luôn tiến hóa.

II. Giới và hệ thống phân loại 5 giới.

1. Giới khởi sinh

Sinh vật: Vi khuẩn (sinh vật nhân sơ).

Đặc điểm: Kích thước nhỏ; xuất hiện cách đây 3,5 tỉ năm; sống trong không khí, đất, nước và sinh vật; sống tự dưỡng và dị dưỡng.

2. Giới nguyên sinh

Sinh vật: Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.

Đặc điểm:

  • Tảo: đơn bào, đa bào, sống ở dưới nước và có khả năng quang tự dưỡng.
  • Nấm nhầy: tồn tại ở hai pha (pha đơn bào, pha hợp bào), sống theo kiểu hoại sinh.
  • Động vật nguyên sinh: là động vật đơn bào, có khả năng tự dưỡng và dị dưỡng.

3. Nấm

Sinh vật: Nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.

Đặc điểm:

  • Đơn bào, đa bào
  • Dạng sợi, thành tế bào có kitin, không có lục lạp.
  • Sống dị dưỡng

4. Thực vật

Sinh vật: Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.

Đặc điểm:

  • Thành tế bào có xenlulose, có khả năng quang hợp.
  • Đa bào.
  • Cảm hứng chậm.

5. Động vật

Sinh vật: Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, động vật có dây sống,…

Đặc điểm:

  • Cảm hứng nhanh
  • Cơ thể phân hóa cao.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 10.