ĐHBKHN Công bố dạng câu hỏi và ví dụ mẫu về đề thi Đánh giá tư duy năm 2023

0

Kỳ thi Đánh giá tư duy 2023 Đại học Bách khoa Hà Nội có nhiều sự thay đổi lớn về cấu trúc, nội dung đề thi cũng như trong công tác tổ chức. Để thí sinh dễ hình dung về bài thi mới, ĐH Bách khoa Hà Nội đã đưa ra thông báo chính thức về dạng câu hỏi và ví dụ mẫu về đề thi Đánh giá tư duy năm 2023.

GIẢI PHÁP ÔN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐHBKHN 2023

dang-cau-hoi-va-vi-du-mau-ve-de-thi-danh-gia-tu-duy-nam-2023-1

I –  Ba mức độ đánh giá tư duy 

– Mức độ 1: Tư duy tái hiện

  • Thể hiện được khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo các quy trình đã biết.
  • Những hành động tư duy cần đánh giá: xác định, lựa chọn, nhắc lại, tìm kiếm, đặt tên, ghép nối, so sánh,…

– Mức độ 2: Tư duy suy luận

  • Thể hiện được khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện tư duy phân tích và tổng hợp dựa theo việc vận dụng quy trình thích ứng cùng với điều kiện.
  • Những hành động tư duy cần để đánh giá: phân loại, so sánh, tổng hợp, vận dụng, chỉ được minh chứng, đưa ra lý lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt,…

– Mức độ 3: Tư duy bậc cao

  • Thiết lập và thực hiện được những mô hình đánh giá, giải thích dựa vào bằng chứng.
  • Những hành động tư duy cần đánh giá: Phân tích, phân biệt, phán đoán, đánh giá, lập luận (theo nhiều bước), kiểm tra giả thuyết,…

Với định hướng đánh giá tư duy của các bạn học sinh, đem lại sự thành công cho người học tại bậc đại học, trong bài thi đánh giá tư duy có ba năng lực tư duy đã được xác định bao gồm:

(1) Tư duy Toán học

(2) Tư duy Đọc hiểu

(3) Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.

1. Phần đánh giá tư duy toán học

Nội dung gồm kiến thức về các lĩnh vực đại số, hàm số, số học, hình học, thống kê và xác suất. Cấu trúc câu hỏi có ý nghĩa cả về mặt vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho những mối quan hệ của toán học; truy cập các kiến thức toán học bằng trí nhớ; kết hợp cùng với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán, thao tác toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận và đưa ra quyết định dựa trên toán học, thuật toán hoặc tựa thuật toán phù hợp. 

Phần đánh giá tư duy toán học nhấn mạnh đến tư duy định lượng và ghi nhớ các công thức phức tạp  hoặc áp dụng phần tính toán. Các câu hỏi hàm chứa những vấn đề từ dễ đến khó với độ tin cậy để đảm bảo được mức độ phân hóa thí sinh theo như yêu cầu.

2. Phần đánh giá tư duy đọc hiểu

Đánh giá được khả năng đọc nhanh và hiểu đúng của thí sinh. Các câu hỏi của phần thi đọc hiểu yêu cầu phải chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc những thể loại như: Văn bản báo chí, Văn bản khoa học, Văn bản văn học nhằm đo lường được khả năng thu thập thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để có thể xác định ý nghĩa tiềm ẩn. 

Những câu hỏi yêu cầu học sinh cần sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định ý chính, định vị và giải thích những chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện, so sánh, hiểu được mối quan hệ nhân quả, xác định ý nghĩa của từ hoặc cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh; khái quát hóa, phân tích về giọng văn và phương pháp của tác giả; phân tích những đòi hỏi và bằng chứng có trong các cuộc tranh luận và tích hợp thông tin từ các văn bản liên quan.

3. Phần đánh giá tư duy khoa học/giải quyết vấn đề

Phần thi được thiết kế bao gồm: 

(1) Tập hợp các thông tin về khoa học 

(2) Các câu hỏi trắc nghiệm, với mục đích đo lường khả năng: tính, giải thích được dữ liệu; chỉ ra được phương án phù hợp với thông tin khoa học; thiết lập và thực hiện được những mô hình đánh giá, suy luận và kết quả của thử nghiệm.

Thông tin khoa học được truyền tải theo 1 trong 3 định dạng khác nhau là: 

  • Biểu diễn dữ liệu (bảng biểu, sơ đồ và đồ thị khoa học);
  • Tóm tắt nghiên cứu (mô tả một hay nhiều thí nghiệm có liên quan);
  • Quan điểm xung đột (2 hay nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không có phù hợp với nhau).

II –  Kiểu câu hỏi đánh giá tư duy

Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Những kiểu câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng trong bài thi bao gồm:

  • Nhiều lựa chọn (Multi choices)
  • Đúng/Sai
  • Trả lời ngắn (điền câu trả lời)
  • Kéo thả (Chọn sẵn ở trong menu)

Ví dụ cụ thể về các kiểu câu hỏi:

Ví dụ 1: Kiểu câu hỏi nhiều lựa chọn

Nấm Penicillinum chrysogeum có đặc điểm gì nổi trội?

A. Chứa loại penicillin mạnh gấp 200 lần penicilline từ nấm Penicillium notatum

B. Có thể tách ra lượng penicillin tương đương với lượng penicillin chiết xuất từ nấm Penicillium notatum

C. Có hàm lượng penicillin cao hơn hàm lượng penicillin chiết xuất từ nấm Penicillium notatum hàng trăm lần

D. Có màu vàng, chỉ mọc và phát triển được trên các loại bí vào mùa hè nóng bức

(Nguồn: Câu 33 trong đề thi thử lần 1 năm 2022, ĐH Bách Khoa Hà Nội)

Ví dụ 2: Kiểu câu hỏi Đúng/sai

Tích của hai số nguyên có hai chữ số là một số nằm giữa 137 và 149. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai ?

Phát biểu Đúng Sai
Một trong các số nguyên có thể là 11    
Một trong các số nguyên có thể là 12    
Một trong các số nguyên có thể là 19    
Một trong các số nguyên có thể là 18    

Ví dụ 3: Kiểu câu hỏi Trả lời ngắn

Cho hình vẽ. Điền số thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Thể tích của khối hộp chữ nhật là … cm3 (xăng ti mét khối), khi khối hộp chữ nhật là hình lập phương và a = 3 cm (xăng ti mét).

dang-cau-hoi-va-vi-du-mau-ve-de-thi-danh-gia-tu-duy-nam-2023-2

Ví dụ 4: Kiểu câu hỏi Kéo/thả

Nhìn chung, kết quả của Nghiên cứu 1 cho thấy rằng hạt mẫu đơn được đặt trong đĩa thủy tinh có chứa giấy ẩm có khả năng nảy mầm cao nhất khi chúng được duy trì ở nhiệt độ nào sau đây? (nhấn để chọn 1 trong 4 đáp án).

dang-cau-hoi-va-vi-du-mau-ve-de-thi-danh-gia-tu-duy-nam-2023-3

III – Các ví dụ mẫu

1. Ví dụ phần tư duy toán học:

2. Ví dụ phần tư duy đọc hiểu: 

3. Ví dụ phần tư duy khoa học/giải quyết vấn đề:

Trên đây là nội dung chi tiết về dạng câu hỏi và ví dụ mẫu về đề thi Đánh giá tư duy năm 2023 do Địa Học Bách Khoa Hà Nội công bố. Các bạn thí sinh hãy tham khảo thật kỹ để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi đánh giá tư duy sắp tới nhé!