Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Vũ Khắc Ngọc (giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Silic và hợp chất của silic”.
1, Silic.
a, Tính chất vật lí.
Silic gồm có Silic tinh thể và Silic vô định hình.
- Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, ánh kim, màu xám, có tính bán dẫn, nóng chảy ở 1420 độ C.
- Silic vô định hình là chất bột có màu nâu.
Silic có tính chất vật lí của nguyên tố nửa kim loại.
b, Tính chất hóa học.
Số oxi hóa: -4, 0, +2, +4.
Silic vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
- Tính khử tác dụng với phi kim và các hợp chất: Flo ở điều kiện thường; Halogen, O2 ở nhiệt độ cao; Với C,N,S ở nhiệt độ rất cao.
- Tính oxi hóa: tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao tạo các silixua kim loại.
c, Trạng thái tự nhiên.
Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau Oxi, chiếm gần 29,5% khối lượng vỏ Trái Đất.
Không có Silic tự do mà chỉ có dạng hợp chất như Silic dioxit, các khoáng vật silicat, cao lanh, thạch anh,…
d, Ứng dụng.
Silic được dùng trong kĩ thuật, là chất bán dẫn.
e, Điều chế.
Dùng các chất khử mạnh như Mg, Al, C,… khử SiO2 ở nhiệt độ cao.
2, Hợp chất của Silic.
a, Silic dioxit ( SiO2).
- Tính chất vật lý: SiO2 là chất ở dạng tinh thể, nóng chảy 1713 độ C và không tan trong nước.
- Tính chất hóa học: tác dụng kiềm đặc nóng, và tan được trong HF.
b, Axit silicxic (H2SiO3)
- Axit silicxic kết tủa keo, không tan trong nước.
- Dễ mất nước khi đun nóng.
- Axit silicxic la axit yếu.
c, Muối silicat.
- Muối silicat phần lớn không tan.
- Muối silicat của kim loại kiềm tan trong H2O.
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Hóa học lớp 11.