1, Khái niệm cung và góc lượng giác
a, Đường tròn định hướng và cung lượng giác
– Đường tròn định hướng:
+ Là một đường tròn.
+ Trên đó chọn một chiều chuyển động gọi là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm.
+ Quy ước chọn chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ làm chiều dương.
– Cung lượng giác:
+ Trên đường tròn định hướng có 2 điểm A và B, một đểm M di động trên đường tròn luôn theo một chiều từ A đến B, sẽ tạo ra một cung lượng giác.
+ Trên đường tròn định hướng điểm M đi từ A tới B tạo ra vô số cung lượng giác.
b, Góc lượng giác
Cho 1 đường chọn định hướng tâm (O), lấy 2 điểm C và D, cho điểm M chuyển động từ C đến D
=> OM quay xung quanh điểm O, tạo ra một góc lượng giác với tia đầu là OC và tia cuối là OD. KH: (OC,OD)
+ Góc lượng giác có tính âm, dương.
+ Góc lượng giác không dừng lại ở 360 độ, mà có thể lớn hơn rất nhiều lần.
c, Đường tròn lượng giác
ĐN: Đường tròn lượng giác là đường tròn định hướng có tâm là gốc O của hệ toạ độ trực chuẩn có bán kính bằng 1. Điểm gốc của cung lượng giác là điểm
2, Số đo cung và góc lượng giác
Radian: Cung có độ dài bằng bán kính đường tròn chứa cung ấy có số đo là 1 radian, kí hiệu 1rad hay đơn giản là bỏ chữ rad và kí hiệu là 1.
Quan hệ giữa độ và radian:
Độ dài cung tròn: