Trong mỗi tác phẩm, bên cạnh việc chúng ta phải nắm vững giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản thì chúng ta còn phải nắm vững các kiến thức về phong cách ngôn ngữ. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tìm hiểu về Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
I. Ngôn ngữ nghệ thuật.
1. Khái niệm:
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
2. Phân loại:
- Ngôn ngữ tự sự gồm các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn thường dùng để miêu tả, trần thuật.
- Ngôn ngữ thơ gồm các thể thơ, ca dao giàu hình ảnh, nhạc điệu.
- Ngôn ngữ sân khấu như chèo, kịch mang tính cá thể hóa rất cao.
3. Chức năng
- Chức năng thông tin
- Chức năng thẩm mĩ
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
1. Tính hình tượng
- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ nghệ thuật, có sức gợi hình, gợi cảm.
- Tính hình tượng sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
- Tính hình tượng tạo nên tính đa nghĩa và hàm súc.
2. Tính truyền cảm
Tính truyền cảm làm cho người đọc người nghe cùng buồn, vui, yêu thích như chính người viết, tạo sự giao cảm hòa đồng, gợi cảm cho người đọc.
3. Tính cá thể hóa
- Là vẻ đẹp riêng trong ngôn ngữ của mỗi tác giả tạo nét riêng cho từng nhà văn.
- Là vẻ đẹp riêng ở từng lời nói ở từng nhân vật tạo sự sáng tạo mới mẻ không trùng lặp.
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.