Soạn bài “Lập luận trong văn nghị luận” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong chương trình ngữ văn, bên cạnh những tác phẩm văn học thì chúng ta còn phải nắm chắc những kĩ năng làm văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tìm hiểu về cách “Lập luận trong văn nghị luận” sao cho hiệu quả nhất.

I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận

Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.

II. Cách xây dựng lập luận

1. Xác định luận điểm

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

2. Tìm luận cứ

Luận cứ là các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục nhằm làm sáng tỏ luận điểm.

3. Lựa chọn phương pháp lập luận

– Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

– Một số phương pháp lập luận thường gặp trong văn bản nghị luận: phương pháp phản đề, phương pháp loại suy, ngụy biện,…

  • Phép phản đề là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng).
  • Phép loại suy dựa vào sự so sánh hai hoặc hơn hai đối tượng, chúng ta tìm ra được những thuộc tính giống nhau nào đó; từ đó suy ra chúng có thuộc tính giống nhau khác.
  • Ngụy biện là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.