Soạn bài “Văn bản văn học” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Chúng ta đã làm quen và tiếp xúc với rất nhiều loại văn bản như văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận,…Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tìm hiểu thêm về “Văn bản văn học”.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

-Văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

-Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, thường hàm súc, gợi liên tưởng, tưởng tượng.

Thể loại của các văn bản văn học:

  • Chiếu dời đô: Chiếu
  • Bến quê: Truyện ngắn
  • Cảnh ngày hè: Thơ
  • Hịch tướng sĩ: Hịch

-Mỗi văn bản đều thuộc về một thể loại nhất định tuân theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

II. Cấu trúc của văn bản văn học

1. Tầng ngôn từ, từ ngữ âm đến ngữ nghĩa

Ngữ nghĩa và ngữ âm của từ ngữ giúp ta hiểu và cảm nhân văn bản qua ngôn từ trong văn bản

2. Tầng hình tượng

Hình tượng được sáng tạo nhờ những chi tiết cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng mà có sự khác nhau.

3. Tầng hàm nghĩa

Tầng hàm nghĩa là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản mà nhà văn muốn gửi gắm, kí thác, những thể nghiệm về cuộc sống.

III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học

Từ văn bản văn học (chưa tác động đến xã hội) -> Độc giả (đọc, đánh giá)-> Tác phẩm văn học (tác động đến con người, đến cuộc đời).

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.