Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12

0

Khi nhắc đến những tác giả tiêu biểu, có những đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta thì không thể không nhắc đến nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ông không những đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm đặc sắc mà ông còn là một nhà hoạt động chính trị rất tài ba, đã giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Cùng Butbi tìm hiểu kỹ hơn về tác giả Nguyễn Khoa Điềm nhé.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12
Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

A. Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm tác giả tác phẩm

  • Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15/3/1943 tại Thừa Thiên Huế. Ông cầm tinh con dê (sinh năm Qúy Mùi – 1943) thuộc cung Song Ngư.
  • Nguyễn Khoa Điềm thời điểm lúc bấy giờ vô cùng nổi tiếng, ông xếp thứ 44773 về độ nổi tiếng trên thế giới và đứng thứ 192 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng (mà dân số Việt nam thời bấy giờ vào khoảng 22,612 triệu người). 

B. Tiểu sử về con đường cách mạng của Nguyễn Khoa Điềm

– Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế

– Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra ngoài miền để Bắc học tại trường học sinh miền Nam.

– Năm 1964: Ông tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khoa Văn. Sau đó, ông trở về miền Nam hoạt động cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo và làm thơ… cho tới năm 1975.

– Năm 1975: ông chính thức trở thành hội viên của hội nhà văn 1975.

– Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm lại ra Hà Nội, nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.

– Năm 1995: Ông đã được bầu lên làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.

– Năm 1996: Ông là Đại biểu Quốc hôi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

– Năm 2001: Ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị và giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.

– Sau Đại hội Đảng lần thứ X, ông trở về Huế và tiếp tục sáng tác thơ.

C. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Khoa Điềm

1. Phong cách sáng tác văn học

Thơ ca của Nguyễn Khoa Điềm được lấy chất liệu từ văn học Việt Nam cùng nguồn cảm hứng từ quê hương, con người, và tinh thần chiến đấu anh dũng bất khuất của những người lính cụ Hồ yêu nước… Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, những tác phẩm thơ ca của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được nét đẹp con người lao động và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ cách mạng. 

Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất với tài năng sáng tác thơ ca bậc thầy của mình trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Vì trực tiếp sống và hoạt động trong cuộc chiến kháng chiến nên thơ của ông rất chân thực, giàu tính chiêm nghiệm, đặc biệt hấp dẫn bởi những cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng và mang đậm màu sắc chính luận – trữ tình. Ông là một người có ý thức rất cao về vai trò, trách nhiệm cũng như sứ mệnh của một công dân đối với đất nước, vì vậy những áng thơ của ông thể hiện rất rõ tinh thần chiến đấu bất khuất và bản chất anh hùng của những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam

2. Những tác phẩm chính

Tác phẩm được xem là đỉnh cao và thành công nhất trong sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đó chính là bài thơ “Đất nước”. Tác phẩm này được ra đời trên chiến trường Bình Trị Thiên vào mùa đông năm 1971. Với việc kết hợp độc đáo, tinh tế giữa ca dao, dân ca và những chất liệu dân gian vào trong thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được những cảm nhận mới lạ của chính tác giả đối với đất nước. Bài thơ này đã được đưa vào trong sách giáo khoa chương trình Ngữ văn THPT để giảng dạy cho học sinh.

Bên cạnh đó, tác phẩm thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của ông cũng được đánh giá cao và đưa vào giảng dạy trong Chương trình Ngữ văn THCS.

Ngoài 2 tác phẩm trên, Nguyễn Khoa Điềm cũng nổi tiếng với một số tác phẩm tiêu biểu khác có thể nhắc đến như:

  • Cửa thép (tập ký, viết năm 1972)
  • Đất ngoại ô (tập thơ, viết năm 1973)
  • Mặt đường khát vọng (trường ca, viết năm 1974)
  • Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (tập thơ, viết năm 1986)
  • Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tập thơ, viết năm 1990)
  • Cõi lặng (tập thơ, viết năm 2007)

Nguyễn Khoa Điềm là người rất yêu nghệ thuật vì vậy ông rất nghiêm túc và khắt khe với những tác phẩm của chính mình. Thơ ca của ông luôn được định hình với một phong cách, một nét rất riêng. Đa phần những tác phẩm mà ông sáng tác đều viết về đề tài tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần dân tộc.

Tuy đây là những đề tài vô cùng quen thuộc được nhiều nghệ sĩ sử dụng để sáng tác, nhưng với cách nhìn sáng tạo, đầy mới mẻ cùng tâm hồn cao đẹp của Nguyễn Khoa Điềm  đã giúp cho những tác phẩm của ông luôn tạo ra những dấu ấn riêng trong lòng người đọc..

Ông đã vinh dự được trao tặng rất nhiều giải thưởng cao quý về văn học và nghệ thuật, nổi bật nhất là giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tập thơ “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” và Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) cùng với tập thơ “Cõi lặng” –vào  năm 2010.

Trên đây là những chia sẻ, những thông tin đầy đủ chi tiết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, hơn nửa đời người ông đã cống hiến cho cách mạng, cho văn học Việt Nam thì hiện tại ông đã và đang nghỉ hưu tại quê hương của mình. Tuy sự nghiệp chính trị của ông đã kết thúc, nhưng con đường thơ ca của ông vẫn còn ngời sáng.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về con người cũng như phong cách sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm để có thể có cái nhìn tốt hơn, có sự cảm nhận tốt hơn trong những tác phẩm thơ ca của nhà thơ.

Bạn đang tham khảo bài viết “Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12″