Đột biến gen – Môn Sinh học – Lớp 12

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Đột biến gen”.

I. Khái niệm và các dạng đột biến gen.

1, Khái niệm.

  • Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen có liên quan tới một hoặc một số cặp nuleotit.
  • Nếu biến đổi xảy ra với 1 cặp thì được gọi là đột biến điểm.

2, Các dạng đột biến gen.

  • Dạng đột biến gen mất cặp.
  • Dạng đột biến gen thêm cặp.
  • Dạng đột biến gen thay thế cặp.

Tần số đột biến gen xảy ra rất thấp, phụ thuộc vào tác nhân gây đột biến.

II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.

 1, Nguyên nhân.

  • Tác nhân vật lí.
  • Tác nhân hóa học.
  • Tác nhân virut.
  • Rối loạn sinh lí hóa sinh nội bào.

2, Cơ chế phát sinh.

Cơ chế phát sinh làm cho các tác nhân đột biến, ADN bị đứt gãy, nối lại đoạn đứt gãy, lắp ghép nhầm trong quá trình nhân đôi ADN.

III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.

1, Hậu quả.

Đột biến gen tạo ra các alen mới phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.

2, Ý nghĩa.

  • Đột biến gen là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
  • Đột biến gen là nguyên liệu cho chọn giống, vật nuôi cây trồng.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.