Điều hòa hoạt động gen – Môn Sinh học – Lớp 12

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Điều hòa hoạt động gen “.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

I. Khái quát về điều hòa hoạt động gen.

Điều hòa hoạt động gen là quá trình điều hòa sản phẩm của gen: ARN (mARN) và protein được phiên mã và dịch mã hay không. Do nhu cầu khác nhau ở các thời điểm khác nhau.

II. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.

Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở cấp độ phiên mã.

VD điển hình: Mô hình điều hòa Operonlac – điều hòa enzym phân giải lactozo.

1. Mô hình cấu trúc.

Trên phân tử ADN của vi khuẩn, các gen có liên quan về chức năng thường phân bố liền nhau thành từng cụm , có chung một cơ chế điều hòa gọi là operon.

Cấu trúc Operonlac:

Vùng khởi động P (promoter): nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
Vùng vận hành O (operator): có trình tự Nu đặc biệt để prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzym tham gia phản ứng phân giải đường lactôzơ trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào.

2. Mô hình điều hòa.

Sự điều hòa biểu hiện gen ở nhân thực phải qua nhiều mức điều hòa phức  tạp hơn so với nhân sơ và qua nhiều giai đoạn như: nhiễm sắc  thể  tháo xoắn, phiên mã, biến đổi hậu phiên mã, mRNA rời nhân ra tế bào chất, dịch mã và biến đổi sau dịch mã.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.