Đồng và hợp chất của đồng – Môn Hóa lớp 12

0

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Đồng (Cu)

Cu thuộc nhóm IB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử 29.

Cấu hình electron:

  • Cu : [Ar] 3d104s1
  • Cu+ : [Ar] 3d10
  • Cu2+ :[Ar] 3d9

Tính chất vật lí: Cu có màu nâu đỏ, khối lượng riêng lớn, dẻo, dễ kéo sợi và dát mỏng, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.

Tính chất hóa học:

  • Kim loại có tính khử yếu: tác dụng với các phi kim (O2,S,Cl­2), dung dịch muối (Ag+, Hg2+)
  • Axit có tính oxi hóa mạnh: H2SO4 đặc nóng và HNO3

2, Hợp chất của đồng.

  • CuO: là chất rắn không tan trong nước, có màu đen; là oxit bazo; dễ bị CO,C,H2 khử thành đồng kim loại; điều chế CuO bằng nhiệt phân Cu(OH)2, Cu(NO3)2, CuCO3,…
  • Cu(OH)2: là chất rắn màu xanh, không tan trong nước, có tính bazo, dễ tan trong dung dịch axit, tan trong NH3 tạo ra nước Svayde, dễ bị nhiệt phân sinh ra CuO; điều chế Cu(OH)2 từ dung dịch muối Cu(II) và dung dịch bazo.
  • CuSO4 dạng khan: là chất rắn màu trắng, dạng muối hidrat CuSO4.5H2O có màu xanh.

3, Ứng dụng.

  • Dùng làm dây điện, chế tạo chi tiết máy, dùng trong công nghiệp đóng tàu biển.
  • Trong nông nghiệp, CuSOdùng chữa mốc sương cho khoai tây và cà chua và phát hiện vết nước trong các chất lỏng khi nó ở dạng khan.
  • CuCO3.Cu(OH)Dùng pha chế sơn vô cơ màu xanh, màu lục.