Ghép các nguồn điện thành bộ – Môn Vật lý – Lớp 11

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đỗ Ngọc Hà (giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Ghép các nguồn điện thành bộ”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1, Đoạn mạch có chứa nguồn điện “(nguồn phát điện)

Dòng điện có chiều đi tời cực âm và đi ra từ cực dương trong đoạn mạch có chứa nguồn điện: 

Hay:

Chiều từ A đến B là chiều tính hiệu điện thế Uab:  Suất điện động được lấy giá trị dương nếu đi theo chiều này mà gặp cực dương của nguồn trước, dòng điện có chiều từ B đến A ngược với chiều tính hiệu điện thế thì tổng độ giảm điện thế I(r+R) được lấy giá trị âm.

2, Ghép các nguồn điện thành bộ.

a, Bộ nguồn ghép nối tiếp:

Bộ nguồn gồm n nguồn điện được ghép nối tiếp với nhau, trong đó cực âm của nguồn điện trước được nối bằng dây dẫn với cực dương của nguồn điện tiếp sau thành dãy liên tiếp được gọi là bộ nguồn nối tiếp.

Eb = E1 + E2 + …+En

rb = r1 + r2 +….+rn

Nếu có n nguồn điện giống nhau có suất điện động E và điện trở trong r mắc nối tiếp thì suất điện động Eb và điện trở Rb của bộ: 

b, Bộ nguồn ghép song song:

Bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau, trong đó nối cực dương của các nguồn vào cùng điểm A và nối các cực âm các nguồn vào cùng điểm B gọi là bộ nguồn song song.

Nếu có m nguồn giống nhau, nguồn có suất điện động E và điện trở trong r ghép song song thì:

3, Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng.

Nếu có m dãy, mỗi dãy có n nguồn, mỗi nguồn có suất điện động E, điện trở trong r ghép nối tiếp thì:

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Vật lí lớp 11.