Dòng điện trong chất điện phân – Môn Vật lý – Lớp 11

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đỗ Ngọc Hà (giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Dòng điện trong chất điện phân”.

1, Thiết bị điện li.

Các hợp chất hóa học như axit, bazo và muối trong dung dịch bị phân li thành các nguyên tử tích điện gọi là ion; ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện.

2, Bản chất dòng điện trong chất điện phân.

Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.

Dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường là dòng điện trong chất điện phân.

Dòng điện trong chất điện phân tải cả vật chất đi theo gây ra hiện tượng điện phân:

  • Ion dương -> catot
  • Ion âm -> anot

3, Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan.

Phản ứng phụ trong hiện tượng điện phân là các ion chuyển động về các điện cực có thể tác dụng với chất làm điện cực hoặc với dung môi tạo nên các phản ứng hóa học.

Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi các anion tới anot kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch.

4, Các định luật Fa-ra-đây

a, Định luật  Fa-ra-đây thứ nhất: Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

Trong đó: k là đương lượng điện hóa của chất được giải phóng.

b, Định luật  Fa-ra-đây thứ hai: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam A/n của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ 1/F, F là số Fa-ra-đây.

=> Công thức Fa-ra-đây: 

Trong đó:

  • m là khối lượng chất được giải phóng
  • F=96500 C/mol.
  • A là khổi lượng phân tử.
  • n là hóa trị.ư/
  • I là cường độ dòng điện.
  • t là thời gian dòng điện chạy qua.

5, Ứng dụng của hiện tượng điện phân.

Hiện tượng điện phân được ứng dụng trong sản xuất và đời sống như luyện nhôm, tinh luyện đồng, mạ điện, đúc điện, điều chế clo, xút,…

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Vật lí lớp 11.