Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đỗ Ngọc Hà (giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Thấu kính mỏng”.
1, Thấu kính, phân loại thấu kính.
Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.
Có 2 loại thấu kính:
- Thấu kính lồi (thấu kính hội tụ) có rìa mỏng, giới hạn bởi 2 mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.
- Thấu kính lỏm (thấu kính phân kì) có rìa dày, được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và một mặt cong phía rìa bên ngoài thấu kính dày.
2, Khảo sát thấu kính hội tụ.
a, Quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện.
Quang tâm là điểm O chính giữa của thấu kính mà mọi tia sáng tới truyền qua O đều truyền thẳng.
Tiêu điểm chính của thấu kính là điểm mà khi chùm tia sáng song song với trục chính sau khi qua thấu kính sẽ hội tụ tại một điểm trên trục chính.
Tiêu điểm phụ của thấu kính là điểm mà khi chùm tia sáng song song với trục phụ sau khi qua thấu kính sẽ hội tụ tại một điểm trên trục phụ.
Tiêu diện là tập hợp các tiêu điểm.
b, Tiêu cự, độ tụ.
Tiêu cự (đơn vị:m):
Độ tụ (đơn vị:dp):
c, Khảo sát thấu kính phân kì.
- Quang tâm của thấu kính phân kì có tính chất như quang tâm của thấu kính hội tụ.
- Các tiêu điểm và tiêu diện của thấu kính phân kì được xác định tương tự như với thấu kính hội tụ chỉ có khác biệt là chúng đều ảo, được xác định bởi đường kéo dài của các tia sáng.
3, Sự tạo ảnh bởi thấu kính.
a, Khái niệm ảnh và vật trong quang học.
- Điểm đồng quy của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng gọi là ảnh điểm.
- Điểm đồng quy của chùm tia tới hay đường kéo dài của chúng gọi là vật điểm.
b, Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính.
Ta có thể sử dụng 2 trong 4 tia sau:
- Tia tới quang tâm – tia ló đi thẳng.
- Tia tới song song với trục chính – tia ló qua qua tiêu điểm ảnh chính F’.
- Tia tới qua tiêu điểm vật chính F – tia ló song song trục chính.
- Tia tới song song trục phụ – tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ F’n
4, Các công thức của thấu kính.
Công thức xác định số phóng đại:
Công thức xác định vị trí ảnh:
Qui ước dấu:
- d > 0: vật thật
- d < 0: vật ảo
- d’ > 0: ảnh thật
- d’ < 0: ảnh ảo
- k > 0: ảnh và vật cùng chiều
- k < 0: ảnh và vật ngược chiều
5, Công dụng của thấu kính.
- Thấu kính có nhiều công dụng hữu ích như:
- Kình lúp.
- Máy ảnh, máy ghi hình.
- Kính hiển vi.
- Kính thiên văn, ống dòm.
- Máy quang phổ.
- Đèn chiếu.
- Kính khắc phục tật của mắt.