Hô hấp ở động vật – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Hô hấp ở động vật”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1, Khái quát về hô hấp ở động vật.

Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường qua bề mặt trao đổi khí.

Hô hấp trong là quá trình sử dụng các chất oxi để oxi hóa các chất hữu cơ trong tế bào nhằm giải phóng năng lượng ATP và tạo CO2 và đẩy ra ngoài.

Bề mặt trao đổi khí: là bề mặt cơ thể trao đổi khí O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường.

Bề mặt trao đổi khí có đặc điểm sau:

  • Diện tích rộng, bề mặt mỏng.
  • Ẩm ướt, hòa tan O2, CO2.
  • Giàu mao mạch.
  • Chênh lệch nồng độ khí giữa hai phía.

2, Các hình thức hô hấp.

Sinh vật đơn bào hiếu khí có thể trao đổi O2, CO2 trực tiếp qua màng tế bào.

a, Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.

  • Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể qua: Da và nêm mạc.
  • Một số cá và lưỡng cư trao đổi khí qua da.

b, Trao đổi khí ở động vật có ống khí.

*Đại diện: côn trùng, gián, cào cào, châu chấu,…

*Động vật có ống khí có các lỗ hở 2 bên cơ thế, ống khí phân nhánh đi sâu vào mô và tiếp xúc với tế bào.

*Sự trao đổi khí trực tiếp từ tế bào đến ống khí.

*Điểm yếu: nếu ống khí quá dài thì các tế bào trong cùng bị thiếu khí -> giới hạn kích thước cơ thể.

c, Trao đổi khí ở động vật có mang.

  • Đại diện: cá, tôm,….
  • Cấu tạo: Miệng, xương nắp mang diềm, mang,…
  • Hoạt động trao đổi khí rất hiệu quả.

d, Trao đổi khí qua phế nang.

  • Đại diện: lưỡng cư, bò sát, thú.
  • Hệ hô hấp: mũi, hầu, khí quản, phế quản, phế mang,…

Hoạt động: khí giàu O2 và ít CO2 đi vào mũi đi vào khí quản ->phế -> tiểu phế quản -> phế nang.

e, Trao đổi khí ở chim.

  • Hệ hô hấp: mũi -> khí quản -> phổi, đi quan các túi khí nằm phân bố khắp cơ thể.
  • Trong phổi không có phế nang mà có các hệ thống ống khí bao bọc bởi mao mạch.
  • Hoạt động trao đổi khí ở chim: trao đổi khí kép, dòng khí đi ngược dòng mạch máu.

=> Hiệu suất trao đổi khí ở chim là cao nhất so với các loài động vật trên cạn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.