Tiêu hóa ở động vật – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Tiêu hóa ở động vật”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1. Định nghĩa tiêu hóa.

Động vật là loài dị dưỡng lấy thức ăn từ sinh vật khác.

Sinh khối của sinh vật khác như hạt, thịt, lá,… trở thành thức ăn của động vật.

=> Qúa trình tiêu hóa là quá trình phân hủy thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu.

2. Tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau.

a. Tiêu hóa ở động vật chưa có hệ tiêu hóa.

VD: Trùng giày có đặc điểm đơn bào, tiêu hóa nội bào, hoạt động nhờ không bào tiêu hóa.

b. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa.

*Đại diện: ruột khoang, giun dẹp – động vật đơn giản, cơ thể có một đến vài lớp tế bào, có một miệng.

*Qúa trình tiêu hóa: con mồi đi vào xoang, tế bào tuyến tiết ra enzym tiến hành tiêu hóa ngoại bào, chất thải được đẩy ra ngoài, chất dinh dưỡng được hấp thu vào trong tế bào thành.

c. Tiêu hóa ở động vật có ống hệ tiêu hóa.

*Đại diện: Côn trùng, chân khớp, giun đất, giun đốt – động vật không xương sống; động vật có xương sống.

*Cấu tạo hệ tiêu hóa: ống tiêu hóa, xoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột giá, hậu môn.

*Tiêu hóa cơ học: nhai, nghiền, đảo, trộn để chia nhỏ thức ăn phối hợp với dịch tiêu hóa để tạo thành sản phẩm hỗn hợp thức ăn tiêu hóa.

*Tiêu hóa hóa học: Nhờ emzym mà các chất phức tạp trong thức ăn phân giải thành đơn phân xây dựng lên tế bào.

3. Tiêu hóa ở động vật ăn thịt.

*Đại diện: hổ, báo, cáo, chồn,…

*Đặc điểm thức ăn: mô của động vật (mềm. giàu dinh dưỡng, protein và các thành phần khác).

*Hệ quả về hoạt động tiêu hóa:

  • Miệng: tiêu hóa cơ học (ít nhai), răng phân hóa,….
  • Dạ dày: đơn, lớn, tuyến vị, ..
  • Ruột non: tiêu hóa hóa học, nhận các enzym từ các tuyến tiêu hóa,…
  • Ruột già: hấp thu nước, định hình phân.
  • Hậu môn: thải phân ra ngoài.

4. Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật.

  • Miệng: dùng răng cửa, răng nanh cắt lá.
  • Dạ dày: tiêu hóa cơ học.
  • Ruột non: tiêu hóa hóa học, ruột dài.
  • Ruột già: manh tràng
  • Hậu môn: thải phân ra ngoài.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.