Hướng dẫn ôn tập phần thi Tư duy Đọc Hiểu từ chuyên gia HOCMAI – Kỳ thi đánh giá tư duy

0

Có thể nói đọc hiểu là kỹ năng cơ bản và hầu hết ai cũng có kỹ năng này cả. Để theo học tại bậc đại học, đọc hiểu được xem là một kỹ năng rất quan trọng đối với các môn học, ngành học nặng về lý thuyết như học luật, học ý, giải phẫu,… Vậy nên Tư duy đọc hiểu là một trong 3 phần thi trong bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội. Vậy cách để ôn tập hiệu của phần thi này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết chia sẻ cách ôn tập phần thi Tư duy Đọc Hiểu từ thầy Vũ Khắc Ngọc – Chuyên gia luyện thi ĐGTD tới từ hệ thống giáo dục HOCMAI.

GIẢI PHÁP ÔN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐHBKHN 2023

PAT HUST 2024  GIẢI PHÁP LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Giải pháp luyện thi DUY NHẤT có học viên đạt thủ khoa đợt 1, 2 kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023:  

Nắm bắt chính xác xu hướng ra đề mới nhất

Cung cấp chiến thuật xử lý mọi dạng câu hỏi

Rèn luyện tư duy 3 cấp độ theo yêu cầu của đề thi

Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình ôn luyện

Cách ôn tập phần Tư duy đọc hiểu hiệu quả từ chuyên gia luyện thi đánh giá tư duy HOCMAI

Hiểu về bản chất 

Về bản chất, chúng ta sẽ không đặt ra vấn đề về việc “HỌC TỦ” khi tham gia kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội. Tuy nhiên, việc rèn luyện, tiếp xúc thường xuyên với các tài liệu tương ứng về phong cách trong bài thi đánh giá tư duy sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm khi làm bài.

Đa số các bạn học sinh thường quen với việc tiếp xúc thông tin qua các nền tảng mạng xã hội, dễ dàng bị thu hút nếu có thêm hình ảnh và văn bản ngắn gọn dễ đọc. Và các bạn rất “ít khi” đọc tài liệu trên các trang báo hay kênh thông tin chính thông như bản tin 24h, thời sự,… Chính vì vậy kỹ năng đọc hiểu của các bạn bị mai một đi rất nhiều.

Nguồn tài liệu để ôn tập phần Tư duy đọc hiểu 

Bởi vì phần thi Tư Duy Đọc Hiểu của bài thi Đánh giá tư duy không giới hạn về chủ đề, về nguồn tài liệu vậy nên việc nói chính xác “Cần đọc cái gì” hay “Tìm hiểu về gì” là rất khó. Vậy nên, thầy Ngọc thường gợi ý cho học sinh một số cách như:

  • Rèn luyện thói quen xem thời sự, các chương trình bình luận, bản tin kinh doanh của VTV; 
  • Đọc thêm thêm các bài báo, thông tin chính thống từ vnexpress, Thời báo kinh tế Việt Nam,… về các chủ đề như kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường,…Các bạn có thể chọn lọc một số chủ đề hiện nay đang được nhắc tới nhiều như: Chuyển đổi số, Các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, Kinh tế tuần hoàn, Năng lượng tái tạo, Nông nghiệp hữu cơ,…

Các bạn cần hiểu rằng ”Đọc ở đây không phải là học tủ” mà khi đã đọc quen rồi, các bạn sẽ thấy cách diễn đạt, cách kết câu, cách dùng từ sẽ rất gần gũi. Nhờ đó việc đọc và hiểu văn bản sẽ nhanh hơn rất nhiều. 

Các kỹ năng cần thiết để làm tốt phần thi Tư duy đọc hiểu

Ngoài ra các bạn học sinh nên tìm hiểu, luyện tập thêm một số kỹ năng để tăng khả năng tư duy đọc hiểu của mình lên như: Scanning hay Skimming

a) Kỹ năng Skimming

Đọc lướt (Skimming) là phương pháp đọc lướt thật nhanh để nắm bắt nội dung chính của văn bản hoặc ghi nhận ấn tượng tổng quát về vấn đề mà tác giả muốn nói tới mà không đi sâu vào bất cứ nội dung cụ thể nào. 

Cách để Skimming: 

  • Chỉ lướt qua tiêu đề, câu chủ đề, đoạn mở đầu và câu cuối.
  • Nắm nhanh nội dung, ý chính của từng đoạn và quan điểm của tác giả
  • Chú ý tới các từ khóa (Trả lời các câu hỏi: Who? What? Where? When? Why? How?), thuật ngữ được đánh dấu (in nghiêng/ in đậm/ cho trong ngoặc kép) tên, con số,…

Ví dụ: Khi ôn luyện, các bạn có thể in đoạn văn bản ra giấy, tập đọc nhanh đoạn văn rồi gạch chân, thậm chí là khoanh tròn ở ý chính các câu mang ý bao quát của cả đoạn văn bản; hoặc viết mô tả ngắn gọn cho từng đoạn văn bản,…

– Để có thể Skimming tốt hơn, các bạn cần lưu ý một số điểm cần đánh dấu:

  • Các thuật ngữ
  • Các trạng từ thể hiện mối quan hệ của câu/ mệnh đề. Ví dụ: Mặc dù, chỉ được,…
  • Quan điểm của tác giả

skimming1 skimming2

– Với những văn bản có nhiều dữ liệu mô tả, nghiên cứu, báo cáo khoa học (có chứa bảng biểu,…) thì các bạn cần lưu ý:

  • Hiểu rõ kiểu dữ liệu và cách đọc từng loại dữ liệu này.
  • Lưu ý đến các chú giải, chú thích cho các loại dữ liệu, ý nghĩa các trục số của đồ thị, các cột/mảnh của biểu đồ, đơn vị đo các đại lượng được thể hiện. 
  • Quy mô nghiên cứu, thời gian thí nghiệm,… và các đại lượng có liên quan.

skimming3

b) Kỹ năng Scanning

Đọc quét (Scanning) là đọc nhanh để tìm kiếm những thông tin cụ thể ở trong đoạn văn.

Cách để Scanning: 

  • Đọc trước câu hỏi để biết thông tin cần gì
  • Phân tích xem thông tin đó gắn với những từ khóa gì “ở” vùng văn bản nào đã đánh dấu khi Skimming.
  • Dừng lại ở đoạn/ câu chứa thông tin cần tìm để đọc kỹ những câu có liên quan và trả lời chính xác câu hỏi.

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách ôn tập phần thi Tư duy Đọc Hiểu từ thầy Vũ Khắc Ngọc – Chuyên gia luyện thi Đánh giá tư duy tại Hệ thống giáo dục HOCMAI. Tham khảo ngay PAT HUST LIVE – Khóa LIVE cấp tốc Đánh giá tư duy ĐH Bách Khoa Hà Nội để gặp lại thầy Vũ Khắc Ngọc và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho kỳ thi đánh giá tư duy sắp tới nhé!