Kết bài Người lái đò sông Đà hay nhất | Ngữ văn 12

0

Top các mẫu kết bài Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân siêu hay: “Người lái đò sông Đà” – một thiên tùy bút của Nguyễn Tuân và là một tác phẩm văn học sâu sắc mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau. Để dễ dàng hoàn thiện bài viết của mình, Butbi đã giới thiệu cho các bạn các mẫu kết bài “Người lái đò sông Đà”, cùng tham khảo để có cách viết kết bài hay và đặc sắc nhất nhé.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Tham khảo thêm:

Mẫu kết bài phân tích hình tượng người lái đò số 1

“Người lái đò sông Đà” quả là một áng văn đẹp, thể hiện những nét đặc sắc, tiêu biểu nhất trong phong cách sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa, uyên bác luôn tìm tòi, khám phá, diễn tả thế giới ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ và miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ và đầy thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị mà anh hùng, tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn cũng bộc lộ tình yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông đất Việt.

Mẫu kết bài phân tích hình tượng người lái đò số 2

Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã để lại và cho chúng ta thưởng thức những công trình nghệ thuật đầy sáng tạo như tác phẩm này. Ngoài việc cho chúng ta thấy những kiến thức về cuộc sống, về văn hóa và về lịch sử địa lít…, bản tùy bút này còn cho ta thấy một khối kiến trúc thẩm mĩ độc đáo, qua đó ta cảm thụ được cái đẹp một cách sâu sắc, cái đẹp của con người cụ thể ở đây đó là con người lao động trong công việc lái đò của mình. Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những vẻ đẹp nghệ sĩ của chính những con người lao động bình dị.

Mẫu kết bài phân tích vẻ hung bạo của con sông Đà số 1

Tóm lại, với một tình yêu thiên nhiên đất nước sâu đậm, thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ thực thụ, đến với Nguyễn Tuân, có lẽ đây là lần đầu tiên con sông Đà được bước vào văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng đầy thơ mộng, trữ tình như vậy. Thì ra, với Nguyễn Tuân, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá được tạo hóa ban cho và nó luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.

Kết bài nâng cao Người lái đò sông Đà

Nếu “dòng sông Hương” của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang vẻ đẹp trầm mặc, nên thơ trữ tình mang nét đặc trưng của con người nơi cố đô Huế thì con sông Đà trong “Người lái đò sông Đà” lại là một biểu tượng đặc trưng mang cái văn hóa của người dân Tây Bắc. Như vậy, có thể nói rằng, con sông Đà qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân hiện lên dữ dội đến khác thường, điều này thể hiện rất rõ phong cách rất riêng của ông – một phong cách rất “ngông”.

Kết bài Người lái đò sông Đà

Nguyễn Tuân đã để lại cho nền văn học nước nhà một kiệt tác, một thiên tùy bút vô cùng độc đáo với một phong cách nghệ thuật rất riêng. Khép lại những trang văn của “Người lái đò sông Đà”, ta vẫn không nguôi được cảm xúc lâng lâng trong tâm hồn mình, phải chăng, đó là những điều đẹp đẽ nhất mà văn học mang lại, khơi gợi trong lòng chúng ta những cảm xúc thẩm mỹ vô cùng lớn. Thật cảm ơn Nguyễn Tuân – một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm và khám phá cái đẹp để nâng niu những giá trị vững bền của đời sống lao động cũng như của dân tộc.

Kết bài của Người lái đò sông Đà

Trong các tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân làm sao có thể thiếu đi bóng hình con người. Thiên nhiên càng rộng lớn, càng hùng vĩ, càng dữ dội bao nhiêu thì vẻ đẹp trí tuệ tài hoa của con người lao động lại càng nổi bật lên bấy nhiêu. Trong bút ký này, tác giả đã sáng tạo và phác họa ra hình tượng “ông lái đò” – một hình ảnh biểu trưng cho người lao động cần cù chăm chỉ và đầy mạnh mẽ, can đảm khi sẵn sàng đối đầu với thiên nhiên, với con sông Đà hung tợn trong một cuộc chiến không cân sức. Người lái đò ấy hiện lên dáng vẻ thật nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ, nhưng ở đó họ vẫn bộc lộ được sự mưu trí,tài hoa nghệ sĩ của mình.

Mẫu kết bài phân tích hình tượng con sông đà số 1

Con Sông Đà được phác họa lên vô cùng ấn tượng nhờ ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, với những đặc điểm và tính chất đối nghịch nhau, vừa hùng vĩ hung bạo nhưng lại rất thơ mộng trữ tình. Vẻ đẹp ấy được tác giả khắc họa qua các hình thức nghệ thuật tiêu biểu như các biện pháp tu từ quen thuộc hay thủ pháp tương phản, đặc biệt hình tượng con Sông Đà được cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau đã mang đến một vẻ đẹp cụ thể đa chiều. Qua hình tượng con sông Đà, nhà văn như gửi gắm tình yêu sự gắn bó sâu sắc với quê hương và niềm tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên Đất nước.

Mẫu kết bài phân tích hình tượng con sông đà số 2

Qua những phân tích trên có thể nói rằng, sông Đà mang một vẻ đẹp độc đáo, mới mẻ đến nỗi khiến người đọc phải ngỡ ngàng. Bằng tình yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên yêu đất nước kết hợp với vốn từ ngữ phong phú, đa dạng, Nguyễn Tuân đã tái hiện lên một khung cảnh núi sông Tây Bắc thật hùng vĩ mà nên thơ, trữ tình. Sông Đà quả là một món quà ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của bậc thầy tùy bút – Nguyễn Tuân.

Mẫu kết bài phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông đà số 1

Tóm lại, cảnh vượt thác của ông lái đò là cảnh tượng độc đáo và thu hút người đọc nhất khiến họ không muốn bỏ sót một câu chữ nào. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi khắc họa cảnh tượng đầy độc đáo, mới mẻ này để làm nổi bật nên sự tài hoa, anh dũng của người lái đò sông Đà

Mẫu kết bài phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông đà số 2

Như vậy, qua những phân tích trên, người đọc như được mở mang tầm mắt trước tài năng miêu tả bậc thầy của nhà văn Nguyễn Tuân. Cảnh tượng vượt thác của những người lái đò vốn bình thường nhưng qua ngòi bút tài hoa, uyên bác của nhà văn nó đã trở thành một cảnh chiến trận “xưa nay chưa từng có”.

Như vậy, trong bài viết trên đây, Butbi đã hướng dẫn các bạn một số cách viết Kết bài tùy bút Người lái đò sông Đà sao cho ngắn gọn, hay nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của đề bài.