Tìm hiểu về “Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội” – cô Trịnh Thu Tuyết

0

Trong chương trình học môn Ngữ văn, ngoài việc các em phải nắm chắc kĩ năng làm văn nghị luận văn học thì các em còn phải thành thạo các kĩ năng viết văn nghị luận xã hội.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Vì vậy, ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng cô Trịnh Thu Tuyết đi tìm hiểu về “Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội”.

1. Phân tích đề văn.

  • Nội dung nghị luận có quan hệ hữu cơ với nội dung chính của ngữ liệu đọc hiểu.
  • Câu lệnh luôn xác định rõ yêu cầu nghị luận của đoạn văn, đó là một khía cạnh, một bình diện, một ý nhỏ trong vấn đề lớn.
  • Câu lệnh cũng xác định một trong những yêu cầu về hình thức đoạn văn: viết đúng dung lượng theo yếu cầu đặt ra trong câu lệnh của đề bài.
  • Hầu hết nội dung nghị luận đều hướng tới tư tưởng đạo lý, do vậy cần lưu ý thêm dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội.

2. Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.

a. Yêu cầu về hình thức đoạn văn:

*Hình thức đoạn văn có thể lựa chọn tùy ý theo phong cách viết văn của mỗi cá nhân, dưới đây là các hình thức đoạn văn phổ biến thường dùng trong văn bản nghị luận :

  • Đoạn văn song hành: Là đoạn văn không có câu khái quát, câu chủ đề, các câu triển khai nội dung song song nhau, được sắp xếp theo trình tự logic của nội dung vấn đề, theo trình tự thời gian hoặc không gian, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.
  • Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn văn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ thể.
  • Đoạn văn diễn dịch: Là đoạn văn có cấu khái quát, câu chủ đề đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo nhằm triển khai hệ thống ý giải thích hoặc chứng minh cho ý khái quát.
  • Đoạn quy nạp: Là đoạn văn có câu khái quát đặt ở kết đoạn nhằm tổng kết, khái quát lại toàn bộ nội dung ý đã trình bày ở thân đoạn.
  • Đoạn tổng – phân – hợp: Là đoạn văn có câu khái quát đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo nhằm triển khai hệ thống ý giải thích hoặc chứng minh cho ý khái quát, câu kết đoạn khẳng định lại vấn đề hoặc nêu bài học nhận thức và hành động của bản thân.

Bên canh đó, cần đảm bảo đúng dung lượng theo yêu cầu của đề bài, thông thường khoảng 200 chữ (khoảng 20 – 23 dòng), tránh viết quá dài hoặc quá ngắn.

b. Yêu cầu về nội dung đoạn văn:

Về nội dung, nếu bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống xã hội thì đoạn văn chỉ nghị luận về một khía cạnh của vấn đề, không nên triển khai hệ thống ý nghị luận của tổng thể vấn đề khiến đoạn văn trở thành bài văn thu nhỏ.

c. Một vài gợi ý về việc triển khao hệ thống ý trong đoạn văn:

*Đề yêu cầu luận về nguyên nhân của quan niệm, hiện tượng ta triển khai theo hai ý sau:

  • Nguyên nhân chủ quan/khách quan.
  • Nguyên nhân từ gia đình, nhà trường, xã hội, bản thân.

*Đề yêu cầu luận về sự chi phối cách sống, cách nghĩ, hiện tượng xã hội ta triển khai theo các ý sau:

  • Sự chi phối cá nhân, cộng đồng xã hội
  • Sự chi phối với tâm lý, tính cách, thân phận con người.

*Đề yêu cầu luận về giải pháp thực hiện một cách sống, cách nghĩ,… ta triển khai theo các ý sau:

  • Giải pháp từ cá nhân tới cộng đồng.
  • Giải pháp xuất phát từ nhân thức đến hành động.
  • Giải pháp trước mắt và lâu dài.

*Đề yêu cầu trình bày nhiệm vụ, sứ mệnh, bài học cho bản thân từ nội dung vấn đề của tư tưởng đạo lý hoặc hiện tượng xã hội, ta triển khai theo hai ý sau:

  • Ý thức.
  • Hành động.

3. Các đề văn nghị luận tham khảo.

  • Đề thi THPTQG môn Ngữ văn năm 2019: “Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.”
  • Đề thi THPTQG môn Ngữ văn năm 2018: “Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay?”
  • Đề thi THPTQG môn Ngữ văn năm 2017: “Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.”

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn, đặc biệt là kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.