Kính hiển vi – Môn Vật lý – Lớp 11

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đỗ Ngọc Hà (giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Kính hiển vi”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

 

1, Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi.

Kính hiển vi là dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt để nhìn các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ra ảnh có góc trông lớn.

Kính hiển vi có sô bội giác lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.

Kính hiển vi gồm:

  • Vật kính là thấu kính hội tự có tiêu cự rất nhỏ (vài mm).
  • Thị kính là thấu kính hội tự có tiêu cự nhỏ (vài cm).

Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng không đổi.

Gương cầu lõm thường dùng để chiếu sáng vật cần quan sát.

2, Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi.

Sơ đồ tạo ảnh:  

A1B1 là ảnh thật lớn hơn nhiều so với vật AB. A2B2 là ảnh ảo lớn hơn nhiều so với ảnh trung gian A1B1.

Để quan sát ảnh ảo A2B2 mắt đặt sau thị kính.

Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính (d1) sao cho ảnh cuối cùng A2B2 hiện ra trong giới hạn nhìn rõ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn hoặc bằng năng suất phân li của mắt.

Nếu ảnh sau cùng A2B2 của vật quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng ở vô cực.

Khi quan sát vật bằng kính hiển vi phải thực hiện:

Tiêu bản phải được kẹp giữa hai tấm thủy tinh mỏng trong suốt.

Vật được cố định trên giá, ta dời toàn bộ ống kính từ vị trí quan sát vật ra xa dần bằng ốc vi cấp,

3, Số bội giác của kính hiển vi.

Khi ngắm chừng ở cực cận:

Khi ngắm chừng ở vô cực:

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Vật lí lớp 11.