Kính thiên văn – Môn Vật lý – Lớp 11

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đỗ Ngọc Hà (giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Kính thiên văn”.

1, Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn.

Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với các vật ở xa.

Kính thiên văn gốm hai bộ phận chính:

  • Thấu kính hội tự có tiêu cự dài (vài dm đến vài cm).
  • Thấu kính hội tự có tiêu cự ngắn (vài cm).

Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng thay đổi được.

2, Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn.

  • Cần quan sát để thu ảnh thật A1B1 trên tiêu diện ảnh của vật kính vì hướng trục của kính thiên văn đến vật AB ở rất xa.
  • Sau đó thay đổi khảng cách giữa vật kính và thị kính để ảnh cuối cùng A2B2 qua thị kính là ảo, nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn năng suất phân li của mắt.
  • Để quan sát ảnh ảo này mắt đặt sau thị kính.
  • Ta đưa ảnh cuối cùng ra vô cực, gọi là ngắm chừng ở vô cực để có thể quan sát trong một thời gian dài.

3, Số bội giác của kính thiên văn.

Ngắm chừng ở vô cực:

Trong đó:

  • G là số bội giác không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt sau thị kính.
  • f1 là tiêu cự của vật kính.
  • f2 là tiêu cự của thị kính.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Vật lí lớp 11.