Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đỗ Ngọc Hà (giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Lăng kính”.
1, Cấu tạo lăng kính.
+ Khối chất trong suốt có hình dạng lăng trụ đứng goi là lăng kính.
Lăng kính tam giác có tiết diện thẳng là một hình tam giác.
- Các mặt bên của lăng kính là hai mặt phẳng giới hạn ở trên.
- Cạnh của lăng kính là giao tuyến của hai mặt bên.
- Đáy của lăng kính là mặt đối diện với cạnh.
- Góc ở đỉnh của lăng kính (góc chiết quang) là góc hợp bởi hai mặt lăng kính.
+ Lăng kính được đặc trưng bởi góc chiết quang A và chiết suất n.
2, Đường truyền của ánh sáng qua lăng kính:
- Góc tới là góc i1; góc ló là góc i2.
- Góc D hợp bởi tia ló JR và tia tới SI là góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính.
3, Các công thức lăng kính.
+ Các công thức tổng quát:
- sini1 = n sinr1
- sini2 = nsinr2
- r1 + r2 = A
- D = i1 + i2 – A
Với A là góc chiết quang, n là chiết suất, D góc lệch.
+ Góc chiết quang A nhỏ hoặc góc tới i nhỏ ta có công thức:
- i1 = nr1
- i2 = nr2
- D = i1 + i2 – A = nr1 + nr2 – A => D = nA – A = (n-1)A
4, Công dụng của lăng kính.
- Lăng kính là bộ phận quan trọng của quang phổ.
- Lăng kính để điều chỉnh đường đi của tia sáng hoặc tảo ảnh thuận chiều (ống nhòm, máy ảnh,…)
Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 11.