Lí thuyết về Đặc trưng vật lí của âm – Môn Vật lý – Lớp 12

0

1, Âm. Nguồn âm.

  • Âm hay sóng âm là những sóng cơ lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
  • Những vật dao động phát ra âm được gọi là nguồn âm.
  • Tần số dao động của nguồn bằng tần số âm phát ra.
  • Âm nghe được, hạ âm, siêu âm.
Siêu âm Âm thanh Hạ âm
f>20000Hz 16Hz=<f=<20000Hz f<16Hz
Tai con người không cảm nhận được Tai con người cảm nhận được Tai con người không cảm nhận được
VD: âm thanh của dơi, dế, cào cào, chó, cá, heo,… VD: tiếng nói, tiếng loa nhac, động cơ,… VD: voi, chim, bồ câu

Trong các môi trường rắn, lỏng, khí âm truyền đi được; âm không truyền được trong chân không và các chất xốp như bông, len (chất cách âm).

Tùy từng môi trường mà âm truyền với tốc độ xác định, hữu hạn.

2, Những đặc trưng vật lí của âm.

a, Tần số âm.

Tần số âm là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm.

b, Cường độ âm và mức cường độ âm.

Năng lượng của sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian được gọi là cường độ âm.

Mức cường độ âm: 

c, Âm cơ bản và họa âm.

Tần số fo (gọi là âm cơ bản) là tần số phát ra khi dây rung với một bó sóng thì dây phát ra âm có tần số thấp nhất. Các dây này phát ra âm có tần số 2fo, 3fo, 4fo gọi là họa âm thứ 2, họa âm thứ 3,…

Các họa âm có biên độ khác nhau nên đồ thị dao động âm của các nhạc cụ khi phát ra cùng một nốt nhạc cũng khác nhau.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 12.