Tìm hiểu về Đặc trưng sinh lí của âm – Môn Vật lý – Lớp 12

0

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Độ cao.

  • Độ cao của âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.
  • Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số càng nhỏ. Âm nghe càng thanh (cao) khi tần số càng lớn.

2, Độ to của âm.

  • Độ to của âm thuộc đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.
  • Độ to của âm phụ thuộc vào mức cường độ âm, cường độ âm và tần số của âm.
  • Cường độ âm càng lớn thì khả năng nghe càng lớn.

Ngưỡng nghe là ngưỡng có cường độ âm nhỏ nhất mà tai có cảm giác nghe được.

Ngưỡng đau là ngưỡng là cường độ âm đạt 10W/m2, khi nghe có cảm giác nhức nhối với mọi tần số.

3, Âm sắc.

Âm sắc khác nhau giúp ta phân biệt được âm của từng nhạc cụ dù cho các nhạc cụ phát ra các âm có cùng một độ cao.

Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 12.