Liên kết hóa học là gì? Liên kết ion là gì? – Môn Hóa lớp 10

0

1. Liên kết hóa học là gì?

Khái niệm: Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

Một khi có sự chuyển các nguyên tử riêng rẽ thành phân tử hay tinh thể tức là có sự liên kết hóa học thì có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

Quy tắc bát tử (8 electron): Nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron vững bền của các khí hiếm với  88  electron (hoặc  22  đối với heli) ở lớp ngoài cùng.

2. Liên kết ion

Khái niệm: Liên kết ion (liên kết điện tích) là liên kết khoa học có bản chất là lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu.

Liên kết ion thường là liên kết giữa các nguyên tử nguyên tố kim loại với phi kim.

Sự tạo thành liên kết ion: Các ion trái dấu sẽ hút nhau với lực hút tĩnh điện để trở thành phân tử.

3. Mạng tinh thể

Khái niệm: Tinh thể được cấu tạo từ những nguyên tử, hoặc ion, hoặc phân tử. Các  hạt này được sắp xếp một cách đều đặn, tuần hoàn theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể. Các tinh thể thường có hình dạng không gian xác định.

Tính chất của mạng tinh thể: Ở điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể, có tính biền vững, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao. Các hợp chất ion chỉ tồn tại ở dạng phân tử riêng rẽ khi chúng ở trạng thái hơi.
Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện.