Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Môn Hóa lớp 10

0

1. Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử

Khi biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hòa, ta có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại:

+ Biết số thứ tự của nguyên tố -> Số proton, electron;

+ Biết số thứ tự của chu kỳ -> Số lớp electron;

+ Số thứ tự của nhóm A -> Số lớp electron ngoài cùng.

Ví dụ: Biết nguyên tố có số thứ tự là 19 thuộc chu kì 4, nhóm IA, có thể suy ra:
Nguyên tử của nguyên tố đó có 19 proton, 19 electron, có 4 lớp electron (vì số lớp electron bằng số thứ tự của chu kì), có 1 electron ở lớp ngoài cùng  (vì số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm A). Đó là nguyên tố kali.

2. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố

Khi biết được vị trí của một nguyên tố ta có thể suy ra những tính chất cơ bản của nó:

  • Các nguyên tố ở nhóm IA, IIA, IIIA: Có tính kim loại (trử hidro và bo);
  • Các nguyên tố nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ antimo, bitmut, poloni)
  • Hóa trí cao nhất của nguyên tố với oxi, hóa trị với hidro;
  • Công thức của oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng;
  • Công thức của hợp chất khí với hiđro (nếu có);
  • Oxit và hiđroxit có tính axit hay bazơ.

3. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận