Lực từ Cảm ứng từ là gì? – Môn Lí lớp 11

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đỗ Ngọc Hà (giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Lực từ Cảm ứng từ”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1, Lực từ.

a, Từ trường đều.

Từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau được gọi là từ trường đều.

Từ trường đều tạo ra thành giữa hai cực của một nam châm hình chữ U.

b, Lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện.

Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với đoạn dây dẫn, độ lớn phụ thuộc vào từ trường và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

2, Cảm ứng từ.

a, Cảm ứng từ

Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm ấy và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.

b, Đơn vị cảm ứng từ.

Đơn vị cảm ứng từ là tesla (T) trong hệ SI:

c, Véc tơ cảm ứng từ:

Véc tơ cảm ứng từ tại một điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

Độ lớn:

4, Biểu thức tổng quát của lực từ.

Lực từ F tác dụng lên phần tử dòng điện Il đặt trong từ trường đều sinh ra cảm ứng từ B.

Lực từ có điểm đặt tại trung điiểm của I,  có phương vuông góc với l và B, có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái, có độ lớn:

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 11.