Lý thuyết về Lipit – Môn Hóa lớp 12

0

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Khái niệm.

Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong các tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.

Chất béo gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol là trieste của glixerol với axit béo.

2, Cấu tạo.

Lipit gồm:

Gốc axit béo (axit đơn chức có số C chẵn, không phân nhánh, mạch dài)

Gốc hiđrocacbon của glixerol.

Trong đó: R1,R2,R3 là các gốc hidrocacbon.

Các axit béo thường gặp:

  • Axit oleic: C17H33COOH (có 1 nối đôi) (282)
  • Axit linoleic: C17H31COOH (2 nối đôi) (280)
  • Axit stearic: C17H35COOH (284)
  • Axit panmitic: C15H31COOH (256)

3, Tính chất vật lí.

Lipit không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

Dầu thực vật và mỡ động vật không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ.

Phân tử chất béo có chứa gốc hiđrocacbon không no, chất béo ở trạng thái lỏng và khi có chứa gốc hiđrocacbon no, chất béo ở trạng thái rắn.

4, Tính chất hóa học.

a, Phản ứng xà phòng hóa: 

b, Phản ứng thủy phân trong môi trường axit: 

c, Phản ứng ở gốc hidrocacbon:

  • Tham gia các phản ứng thế, phản ứng cộng, oxi hóa.
  • Khi nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tại thành peoxit, gây ra ôi thiu và mùi khó chịu.

5, Ứng dụng.

  • Điều chế xà phòng và  glixerol.
  • Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, sản xuất đồ ăn như mì sợi, đồ hộp.
  • Sản xuất chất dẻo, thuốc nổ, mĩ phẩm từ glixerol.

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 12.