Máy phát điện xoay chiều – Môn Vật lí – Lớp 12

0

1, Máy phát điện.

Máy phát điện xoay chiều là thiết bị tạo ra dòng điện xoay chiều nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ hay máy phát điện xoay chiều là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng.

Máy phát điện có cấu tạo gồm hai bộ phận: Phần cảm (tạo ra từ trường là nam châm) và phần ứng (tạo ra dòng điện là cuộn dây).

2, Máy phát điện xoay chiều một pha.

a, Cấu tạo và hoạt động.

Hoạt động máy phát điện xoay chiều một pha: Quay Roto, từ thông qua cuộn dây biến thiên, cuộn dây xuất hiện suất điện động cả ứng, suất điện động được đưa ra ngoài để sử dụng.

Cấu tạo:

  • Phần cảm tạo ra từ trường, thường là nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
  • Phần ứng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi máy hoạt động, là những cuộn dây.

b, Tần số của dòng điện xoay chiều.

  • f=n khi máy phát có một cuộn dây và một nam châm, roto quay n vòng trong 1 giây.
  • f=np nếu máy có p cặp cực và rôt quay n vòng trong 1 giây.

3, Máy phát điện xoay chiều ba pha.

a, Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động.

Cấu tạo gồm: stato có ba cuộn dây riêng rẽ quấn trên ba lõi sắt đặt lệch nhau; roto là nam châm có thể quay quanh một trục cố định với tốc độ quay không đổi

Hoạt động: Quay roto đều, khi đó trên 3 cuộn dây xuất hiện 3 dòng điện xoay chiều có cùng tần số góc, cùng biên độ nhưng lệch pha nhau góc 120 độ => dòng điện sinh ra từ máy phát điện là dòng ba pha.

Có hai cách mắc mạch ba pha: Mắc hình sao và mắc hình tam giác.

Dòng điện 3 pha có ưu điểm:

  • Tiết kiệm được dây dẫn khi truyền tải điện năng bằng dòng 3 pha.
  • Vì cấu tạo đơn giản nên dòng điện ba pha được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nhà máy xí nghiệp.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 12.