Chúng ta nghe nhiều đến ngành marketing nhưng chưa chắc đã hiểu sâu và hiểu đúng về ngành nghề này. Lĩnh vực Marketing được đánh giá là “ngành nghề của tương lai” hứa hẹn về tăng trưởng trong cả quy mô hoạt động và vai trò trong kinh doanh. Trên thế giới và ở Việt Nam ngành marketing là ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ luôn khát nguồn nhân lực trẻ và tài giỏi.
Làm Marketing là làm gì?
Khi nhắc đến Marketing, nhiều người thường liên tưởng đến những người tiếp thị truyền thống, tay xách sản phẩm đi đến đám đông chào mời, quảng bá; một số khác nghĩ rằng đây là công việc đăng quảng cáo, hoặc các chương trình khuyến mãi… Tuy nhiên cách nghĩ này chưa thực sự đúng, đầy đủ và chỉ phù hợp với suy nghĩ cách đây 20 năm về trước. Ngành marketing hiện nay đã khác và thay đổi một cách chóng mặt.
Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Sử dụng Marketing trong công tác kế lập hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường.
Ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh:
- Nghiên cứu các thị trường
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng
- Thiết kế các chương trình phân phối sản phẩm tốt nhất
- Tổ chức phân phối các sản phẩm, định giá sản phẩm
- Quảng bá thương hiệu của mình, tổ chức sự kiện…
Hiện nay Marketing gồm những chuyên ngành cơ bản như sau:
- Quản trị Marketing: Chuyên ngành này sẽ trang bị cho người học những kiến thức về quản lý, phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường mục tiêu, phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành chiến lược Marketing…
- Truyền thông Marketing: Chuyên ngành này sẽ đào tạo sâu về lĩnh vực truyền thông, các kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị doanh nghiệp, những kỹ năng chuyên sâu về truyền thông marketing, khả năng phân tích , dự báo nhu cầu thị trường về hành vi tiêu dùng xây dựng và phát triển thương hiệu…
- Marketing Thương mại: Hiểu một cách đơn giản, Marketing Thương mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm hiệu quả của một tổ chức, đơn vị để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ. \
- Quảng cáo: Là chuyên ngành cung cấp những kiến thức chuyên sâu về hệ thống lĩnh vực truyền thông, tìm hiểu về cách thức để bảng bá một mặt hàng sản phẩm cụ thể là về quản trị khách hàng quảng cáo, chiến lược và chiến thuật phương tiện, quảng cáo trực tuyến, tổ chức sự kiện.
- Quản trị Thương hiệu: Chuyên ngành này sẽ đào tạo những kiến thức chuyên môn về thương hiệu và quản trị thương hiệu, cách triển khai thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu…
Như vậy có thể thấy được quan điểm làm marketing là tiếp thị sản phẩm là không đúng. Học marketing đem đến cho bạn nhiều hơn thế.
Cơ hội việc làm rộng mở cho ngành Marketing
Những công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng hóa và sản phẩm thì một phần không thể thiếu chính là cách các nhà đầu tư đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng để có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ. Vì vậy yêu cầu về một đội ngũ chuyên tiếp xúc với khách hàng, có những sáng tạo để tiêu thụ được sản phẩm là hết sức cần thiết.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, từ nay đến năm 2020, ngành marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.
Sinh viên tốt nghiệp ngành marketing thường được nhận các công việc như: quan hệ công chúng, copywriter, marketing online, trợ lý truyền thông, quản lý thương hiệu, quan hệ khách hàng… Đây chỉ là một số gợi ý, thực sự cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing là rất rộng lớn và gần như không giới hạn.
Đặc biệt mức lương cơ bản của một cử nhân chuyên ngành Marketing dao động từ 40.800 đến 79.600 USD/năm thậm chí cao hơn thế. Thu nhập bình quân của nhân viên marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD một tháng, cấp quản lý từ 1.000 đến 1.500 USD một tháng.
Tại Việt Nam, công ty nào cũng cần đội ngũ chuyên nghiệp để để tiếp xúc với khách hàng và sáng tạo những thứ mới lạ để thu hút khách hàng và tiêu thụ sản phẩm. Ngành Marketing cũng được xem là ngành dễ xin việc nhất hiện nay. Mức lương trung bình của nhân viên Marketing là 10 – 20 triệu/tháng. Đặc biệt là mức đãi ngộ kèm theo thường rất cao, tùy thuộc vào quy mô công ty.
Tố chất cần có để trở thành người học Marketing giỏi
Để học tốt là tốt một công việc, bên cạnh niềm đam mê, yêu thích thì mỗi ngành nghề cũng cần người có những tố chất riêng biệt. Ngành Marketing cũng tương tự như vậy. Dù bạn là ai thì bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn học ngành marketing nhưng để có kết quả tốt nhất thì bạn cần có một số tố chất như:
- Tư duy sáng tạo: Sáng tạo là tố chất đầu tiên để bạn phù hợp học Marketing. Khi bạn có được tư duy sáng tạo thì mới có thể đưa ra những ý tưởng độc đáo làm nổi bật các sản phẩm hoặc dịch vụ. Các kiến thức trên lý thuyết được cung cấp, giảng dạy chỉ là một phần rất nhỏ. Để trở nên nổi bật và xuất sắc thì bạn phải luôn chủ động tham gia các dự án thực tế, vận dụng khả năng sáng tạo để tìm ra ý tưởng mới, phát triển khả năng phân tích, cập nhật xu hướng, v.v.
- Nhanh nhẹn, nhạy bén: Môi trường Marketing luôn vận động, biến đổi nên những người học hoặc làm việc về lĩnh vực này thường rất năng động, nhạy bén. Với sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay thì chỉ một câu hát trong ca khúc mới, một hành động của người nổi tiếng hoặc một câu nói vu vơ cũng có thể trở thành xu hướng. Điều quan trọng là bạn phải nhạy bén nhận ra và “bắt trend” kịp lúc để có kế hoạch marketing phù hợp mang về hiệu quả.
- Khả năng giao tiếp tốt, cởi mở: Hoạt ngôn tốt là tố chất tiếp theo cần có giúp sinh viên học Marketing tốt hơn. Bộ phận marketing chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng cũng như giữa các bộ phận trong công ty nên việc giao tiếp diễn ra rất nhiều.
- Ham học hỏi, không ngừng nỗ lực: Các công cụ thực hiện Marketing được cập nhật, thay đổi liên tục, nhất là trong lĩnh vực Digital Marketing. Vì thế để học tốt bạn phải không ngừng học hỏi để phát triển các kỹ năng và thích ứng với các xu hướng thị trường.
- Khả năng làm việc nhóm: Để tạo nên 1 chiến dịch marketing cần có sự phối hợp tốt với mọi người không chỉ những người trong bộ phận marketing mà còn với các bộ phận khác trong công ty, ví dụ như sales, thiết kế, nhân sự, IT,… Làm việc nhóm là tinh thần chủ đạo của những người làm marketing, chính vì vậy luôn cần sự đoàn kết, gắn bó của mọi người trong nhóm.
Năm 2018 Tờ Forbes công bố danh sách top 10 giám đốc marketing (CMO) có ảnh hưởng nhất thế giới. Danh sách bao gồm những cá nhân giỏi nhất trong lĩnh vực quảng cáo – tiếp thị và quan hệ công chúng đến từ các tập đoàn đa quốc gia có tiếng trên thế giới. Họ đều là những người đi từ con số 0, không ngừng học tập, tu dưỡng bản thân để có được những thành công như ngày hôm nay.
- Ông Keith Weed, Giám đốc tiếp thị và truyền thông của Unilever
- Bà Leslie Berland, CMO của Twitter
- Ông Antonio Lucio, Giám đốc tiếp thị và truyền thông toàn cầu của HP Inc.
- Bà Phil Schiller, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách tiếp thị toàn cầu của Apple
Họ là những tấm gương, là kho tàng kiến thức vĩ đại mà bất kì một marketer nào cũng nên theo dõi và học tập
Marketing được đánh giá là “ngành nghề của tương lai”
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử để có thể “sống sót” và phát triển trong thị trường cạnh tranh thì Marketing được xem như là một trong những giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp tạo nên dấu ấn khác biệt và ưu thế vượt trội tiếp cận thị trường nhanh và hiệu quả. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, ngành học marketing vẫn luôn khát nguồn nhân lực – những người trẻ tài năng, sẵn sàng cống hiến và nhạy cảm với thời cuộc. Chính bởi lẽ đó mà nhiều công ty hiện nay không tiếc tiền đầu tư cho đội ngũ nhân sự marketing để chọn lọc được những nhân tài tốt nhất cho công ty.
Cơ hội thì luôn sẵn có và rộng mở trong ngành này. Vấn đề còn lại nằm ở việc lựa chọn của các bạn học sinh. Ngành học hấp dẫn tương ứng với tỉ lệ sàng lọc trong ngành này cũng rất cao. Tỉ lệ học sinh hộp hồ sơ vào những trường đại học đào tạo ngành marketing luôn ở mức cao khiến cho phổ điểm vào đại học của những khoa này luôn ở top đầu.
Định hướng nghề nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sở thích và năng lực bản thân học sinh, xu hướng tuyển dụng của xã hội, ngành nghề triển vọng trong tương lai. Tham gia tư vấn nghề nghiệp tương lai không chỉ cần cha mẹ, thầy cô mà cần có kinh nghiệm, sự chia sẻ của những người đi trước, những chuyên gia trong ngành và những thông tin liên tục được cập nhật. Đây không chỉ đơn thuần là bạn tìm kiếm một công việc hay ngành học trong tương lai mà còn là cách để khám phá và thấu hiểu chính mình.
Chọn ngành, nghề tương lai phù hợp với bản thân luôn là chủ đề nóng của tất cả các bạn học sinh và các bậc phụ huynh bởi quyết định này có thể ảnh hưởng đến chặng đường 4 năm đại học phía trước, thậm chí là nhiều hơn.
Dù vậy vẫn có không ít các bạn vẫn còn mông lung về bản thân mình, không biết sở trường của mình là gì hay mình thích làm gì. Đây là một trong những nguyên nhân khiến phương pháp trắc nghiệm hướng nghiệp (test tính cách) thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn học sinh chuẩn bị bước vào đại học.
Nhằm giúp các bạn học sinh 2k4 xác định và lựa chọn được ngành nghề phù hợp trong tương lai, Hocmai.vn đã xây dựng lên hệ thống bài test MBTI với bộ 100 câu hỏi liên quan đến tính cách, suy nghĩ, điểm mạnh, điểm yếu… sau đó sẽ đưa ra bảng nhận định và gợi ý nghề nghiệp tương lai phù hợp với các bạn học sinh.
Hệ thống kết quả đều được dựa trên sự nghiên cứu, đánh giá của các thầy cô, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực. Với những bạn học sinh hoàn toàn mông lung và chưa biết mình thích ngành gì, không thích gì thì trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI có thể xem như bước khởi đầu khá hữu ích để bạn bắt tay vào tìm kiếm hướng đi phù hợp với bản thân.