Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ – Môn Hóa lớp 10

0

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Mục lục

I. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa

1. Phản ứng hóa hợp

2. Phản ứng phân hủy

3. Phản ứng thế

4. Phản ứng trao đổi

II, Phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt

 

I. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa

1. Phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp không phải là phản ứng oxi hóa – khử, số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trong phản ứng không thay đổi.

Ví dụ về phản ứng của hidro và oxi: 

Số oxi hóa của hidro tăng tử 0 lên +1. Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2.

Ví dụ 2: 

Số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng hóa học không thay đổi.

=> Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tốt có thể thay đổi hoặc không, chính vì vậy, phản ứng hóa hợp có thể là phản ứng oxi hóa – khử hoặc không.

2. Phản ứng phân hủy

Phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không, vì vậy, phản ứng phân hủy có thể là phản ứng oxi hóa – khử hoặc không.

Ví dụ về phản ứng phân hủy: 

Số oxi hóa của tất cả các nguyên tố không thay đổi.

Ví dụ 2: 

Số oxi hóa của oxi tăng từ -2 lên 0. Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1.

3. Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố, các phản ứng thế là phản ứng oxi hóa khử.

Ví dụ: 

Số oxi hóa của kẽm tăng từ 0 lên +2. Số oxi hóa của hidro giảm tử +1 xuống 0.

4. Phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi là phản ứng khi số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi. Phản ứng trao đổi không phải là phản ứng oxi hóa – khử.

Ví dụ: 

Số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng trên đều không thay đổi => Không phải là phản ứng oxi hóa khử.

Kết luận

Ta có thể chia các phản ứng hóa học thành 2 loại:

  • Phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa (phản ứng oxi hóa – khử): Phản ứng thế, một số phản ứng hóa hợp và một số phản ứng phân hủy thuộc loại phản ứng hóa học này.
  • Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxi hóa (phản ứng không phải phản ứng oxi hóa – khử): Phản ứng trao đổi, một số phản ứng hóa hợp, một số phản ứng phân hủy thuộc loại phản ứng này.

II, Phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt

Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt (sản xuất vôi…)

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt (phản ứng đốt cháy xăng dầu, cung cấp năng lượng để vận hành xe cộ…)

Phương trình nhiệt hóa học

Người ta dùng ΔH (nhiệt phản ứng) là đại lượng dùng để chỉ lượng nhiệt kèm theo mỗi phản ứng hóa học.

ΔH có giá trị âm vì phản ứng tỏa nhiệt làm các chất phản ứng mất bớt năng lượng. Đối với phản ứng thu nhiệt, ΔH có giá trị dương vì các chất phản ứng phải lấy thêm năng lượng.

Các phương trình phản ứng có ghi thêm giá trị ΔH và trạng thái của các chất được gọi là phương trình nhiệt hóa học, ví dụ: 

ΔH=822,2kJ có nghĩa là khi tạo nên 22 mol  NaCltừ kim loại  Na và khí  Cl2 phản ứng thoát ra  822,2kJ.