Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài ” Phiên mã và dịch mã”.
I. Phiên mã.
1. ARN
ARN là đại phân tử, cấu tạo theo các đơn phân ribonucleotit(Nu).
ARN gồm các thành phần:
- Đường (C4H1205)
- Bazonito: A.U.G.X
- H3PO4.
Có 3 loại phân tử ARN:
- mARN gồm chuỗi mạch đơn, bản sao của gen, mang thông tin axit amin.
- tARN gọi là ARN vận chuyển, gồm 1 mạch.
- rARN là nơi diễn ra tổng hợp chuỗi polipeptit.
2. Phiên mã.
a. Vị trí và thời điểm.
- Vị trí: Xảy ra ở quá trình trong nhân đối với tế bào nhân thực, xảy ra ở tế bào chất với tế bào nhân sơ.
- Thời điểm: Xảy ra ở pha G1 và G2.
b. Thành phần tham gia.
- ADN khuôn.
- Các Nu: A,U,G,X
- ARN polymeraza.
c. Cơ chế xảy ra
- Nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung.
- Cơ chế:
II. Dịch mã.
1. Khái niệm
Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các aa trong chuỗi polipeptit của prôtêin.
2. Cơ chế xảy ra.
*Vị trí: diễn ra trong tế bào chất của tế bào.
*Dịch mã diễn ra trong hai giai đoạn:
- Hoạt hoá axit amin: Dưới tác động của 1 số enzim, các a.a tự do trong môi trường nội bào được hoạt hoá nhờ gắn với hợp chất ATP. Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, a.a được hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng→ phức hợp a.a – tARN.
- Tổng hợp chuỗi pôlipeptit (3 bước).
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.