Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN – Môn Sinh học – Lớp 12

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài ” Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN”.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

I. Gen.

*ADN gồm các loại nucleotit khác nhau (A,T,G,X)

*Cách sắp xếp khác nhau với số lượng, thành phần sắp xếp khác nhau tạo ra vô số loại ADN khác nhau được gọi là thông tin di truyền, tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN.

*Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định.

*Gen gồm 3 vùng trình tự nucleotit: Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.

*Các loại gen: gen cấu trúc, gen điều hòa,…

2. Mã di truyền.

*Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong protein.

*Trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin trong khi trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nên mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).

*Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN.

*Đặc điểm của mã di truyền:

  • Mã di truyền là mã bộ ba: Một bộ ba là một mã di truyền (1 codon)
  • Mã di truyền có tính thoái hoá: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin (trừ AUG và UGG).
  • Mã di truyền có tính phổ biến: Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).
  • Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hoá  một  loại axit amin.
  • Mã di truyền có tính liên tục: Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, theo từng bộ & ba không gối lên nhau.

3. Qúa trình nhân đôi ADN

a, Vị trí và thời điểm xảy ra.

  • Xảy ra ở trong nhân đối với những tế bào nhân thực.
  • Thời điểm xảy ra pha S của chu kí tế bào.

b. Các thành phần tham gia.

  • Khuôn ADN.
  • Nguyên liệu cấu tạo ADN: nucleotit.
  • Các loại enzym: gyraza-tháo xoắn, helicaza-cắt các liên kết hidro, ARNpolymeaza-tổng hợp đoạn mồi, ADNpholymeaza-tổng hợp ADN.
  • Các loại protein hỗ trợ: SSB-bám mạch đơn.

c. Cơ chế quá trình nhân đôi.

Quá trình nhân đôi gồm 3 giai đoạn:

  • Tháo xoắn.
  • Tổng hợp mạch mới.
  • Hình thành nên ADN con.

Nguyên tắc:

  • Khuôn mẫu.
  • Bổ sung.
  • Bán bảo toàn.

d. Kết luận: Hình thành 2 phân tử ADN con từ 1 phân tử ADN mẹ.

e. Ý nghĩa: Tạo ra các phân tử ADN con giống nhau, giúp cho thông tin di truyền một cách bền vững và ổn định.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.