Sinh thái học ứng dụng – Môn Sinh học – Lớp 12

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Sinh thái học ứng dụng”.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Tài nguyên thiên nhiên, thực trạng, biện pháp.

Tài nguyên thiên nhiên là các dạng vật chất thô có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác để sử dụng trực tiếp hoặc chế biến để tạo ra sản phẩm.

a, Phân loại tài nguyên thiên nhiên.

  • Tài nguyên không tái sinh bao gồm khoáng sản (phi kim, kim loại,…); nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt,…).
  • Tài nguyên tái sinh: đất, nước, sinh vật, không khí,…
  • Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, sóng, dòng chảy,…

b, Thực trạng sử dụng và biện pháp.

Mỗi tài nguyên thiên nhiên có thực trạng sử dụng và biện pháp khác nhau.

VD: Tài nguyên đất hiện nay bị đô thị hóa, sa mạc hóa, ô nhiễm đất,…=> Cần khắc phục bằng cách quy hoạch lại, phủ xanh đất, cải tạo đất, tiết kiệm đất.

2, Ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục.

Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi trạng thái lí. hóa, sinh của môi trường mà nó ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật bản địa tại khu vực sinh thái đó.

a, Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

  • Tự nhiên: Động đất, núi lửa, lũ lụt, cháy rừng,…
  • Nhân tạo: hoạt động công nghiệp gây ra khí thải, nước thải, hóa chất, chất thải rắn,…;hoạt động nông nghiệp do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi bò.
  • Sinh hoạt con người: nước thải, khí đun nấu, phương tiện giao thông,…

b, Dạng ô nhiễm.

  • Ô nhiễm không khí.
  • Ô nhiễm chất thải rắn.
  • Ô nhiễm nguồn nước.
  • Ô nhiễm hóa chất.
  • Ô nhiễm phóng xạ.
  • Ô nhiễm sinh vật.

3, Phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là sự phát triển của hiện tại không ảnh hưởng đến nhu cầu thỏa mãn của thế hệ sau.

  • Khai thác tiết kiệm tài nguyên không tái sinh.
  • Đưa các biện pháp kĩ thuật trong khai thác để tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên.
  • Khai thác kết hợp với bảo tồn tài nguyên.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.