Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đặng Ngọc Khương (giáo viên môn Văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi soạn bài “Các loại dấu câu trong tiếng Việt“.
I. Tác dụng của dấu câu.
Trong giao tiếp bằng lời nói, để biểu đạt rõ ràng, mạch lâc điều muốn nói, ngoài việc dùng từ, đặt câu chính xác, người nói cần phải biết ngừng nghỉ, lên xuống giọng phù hợp với nội dung biểu đạt. Trong văn bản viết, yêu cầu trên sẽ được thể hiện qua việc dùng dấu câu.
Dấu câu trong văn bản viết rất phòng phú: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, chấm hỏi, chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm lửng, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, dấu hai chấm,…Mỗi dấu câu có một vị trú và chức năng riêng trong câu.
II. Các loại dấu câu trong tiếng việt.
- Dấu chấm (.): Dùng để kết thúc câu trần thuật.
- Dấu chấm hỏi (?): Dùng để kết thúc câu nghi vấn.
- Dấu chấm than (!): Dùng để kết thúc câu cầu khiến, cảm thán.
- Dấu phẩy (,): Dùng để đánh dấu ranh giới giữa thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ; giữa các từ có cùng chức vụ trong câu; giữa một từ với một bộ phận chú thích; giữa các vế của một câu ghép.
- Dấu chấm lửng (…): Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết; biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm.
- Dấu chấm phẩy (;): Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- Dấu ngoặc đơn (): Dùng để đánh dấu phần chú thích.
- Dấu hai chấm (:): Báo trước phần giải thích, chứng minh cho một phần trước đó; đánh dấu lời dần trực tiếp hay lời đối thoại.
- Dấu ngoặc kép (” “): Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san…được dẫn trong câu văn.
Ngoài ra, dấu câu còn được dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm của người viết.
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 12.