Soạn bài “Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tìm hiểu bài “Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối”.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Luyện tập về phép điệp

1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng phép điệp

-Khái niệm: Phép điệp là biện pháp lặp đi lặp lại một yếu tố diễn đạt (Ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.

-Đặc điểm: Có nhiều cách phân chia phép điệp

  • Theo các yếu tố: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu,…
  • Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp liên tiếp.
  • Theo tính chất: điệp đơn giản, điệp phức hợp.

-Tác dụng: Câu văn thêm tính hài hòa, cân đối nhịp nhàng.

2. Luyện tập

“Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay

– Ba đồng một mớ trầu cay

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra?”

Bài ca dao trên có 3 điệp ngữ:

  • Nụ tầm xuân
  • Cá mắc câu
  • Chim vào lồng

Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng một thứ hoa khác sẽ làm cho âm hưởng, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi.

“Cá mắc câu” và “chim vào lồng” điệp lại làm rõ sự so sánh về hoàn cảnh của cô gái

-> Tiếc nuối, xót xa.

II. Luyện tập về phép đối

1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng phép đối

-Khái niệm: Phép đối là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.

-Đặc điểm:

  • Về lời: Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
  • Về thanh: Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về bằng trắc.
  • Về từ loại: Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau.
  • Về nghĩa: Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

-Dựa vào quy mô cấu tạo của các yếu tố đối, trong thơ cổ người ta chia làm hai loại đối:

  • Tiểu đối: Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.
  • Trường đối: Các yếu tố đối diễn ra giữa hai dòng (dòng trên và dòng dưới).

-Tác dụng:

  • Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).
  • Tạo ra sự hài hòa về thanh.
  • Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.

2. Luyện tập

Câu: “Chim có tổ, người có tông”.

  • Phép đối diễn ra trong một câu.
  • Mỗi câu bao gồm hai vế, các vế đối nhau về số tiếng (3/3).
  • Về thanh: tổ – tông.
  • Về từ loại của mỗi từ: chim/người, tổ/tông đều là danh từ.
  • Về nghĩa mỗi từ: tổ/tông.
  • Kết cấu ngữ pháp: lặp lại kết cấu ngữ pháp.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.