Soạn bài “Vi hành” – Môn Ngữ văn – Lớp 11

0

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • Hồ Chí Minh (1890 – 1969) xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, thông thạo nhiều ngoài ngữ và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
  • Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn với nhiều di sản thơ ca, văn chính luận, truyện và kí.

2. Tác phẩm.

a, Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời.

Truyện ngắn “Vi hành” được viết bằng tiếng Pháp, đăng báo đúng vào dịp vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây ngày 19/2/1923.

b, Bố cục:

  • Từ đầu đến “vi hành đấy”: Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu.
  • Còn lại: Nhận định và thái độ mỉa mai với vua Khải Định.

II. Đọc hiểu văn bản

1, Tình huống truyện.

Tình huống nhầm lẫn của đoi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm:

  • Người Tây không phân biệt được người da vàng: nhìn nhân vật tôi (người An Nam) mà nghĩ đó là vua Khải Định.
  • Tình huống nhầm lẫn này đã lột tả một cách khách quan và hài hước, sây cay, nhưng cũng vì đó mà nhân vật tôi hiểu được nhiều điều qua câu chuyện của họ.
  • Hình ảnh vua Khải Định xuất hiện như sự tình cờ nhưng nhờ có tình huống truyện mà nhân vật hiện lên cụ thể và đầy châm biếm.

Ngay cả chính quyền Pháp cũng không phân biệt được người da vàng:

  • Họ theo dõi những ai có màu da vàng.
  • Đón tiếp “thầm kín, vô tư và hết sức tận tụy”

2, Hình tượng nhân vật Khải Định

  • Hành vi: Lén lút, nhút nhát.
  • Ngoại hình: Da vàng bủng như chanh, mắt xếch, mũi tẹt; trang phục như khoe của, lố lăng; bộ dạng lấm lét, lúng túng như người ăn cắp.

=> Hình ảnh ông vua bù nhìn hiện ra trước mắt đôi trai gái người Pháp một cách chân thực và khách quan: như thằng hề, là con rối mua vui và là tay sai cho thực dân Pháp.

3, Nghệ thật trào phúng.

a, Nội dung.

Sức chiến đấu mạnh mẽ được bộc lộ rõ ràng trong tác phẩm:

  • Phơi bày bản chất của chế độ thực dân, mang danh khai hóa nhưng là cướp nước ta.
  • Lên án chính sách ngu dân: đầu độc người bằng thuốc phiện và rượu.
  • Tố cáo chế độ giam cầm những người yêu nước, chính sách bịp bợm của thực dân.

b, Nghệ thuật.

  • Tác phẩm viết dưới hình thức bức thư, tạo sự khách quan, tăng tính chân thật và tự nhiên.
  • Tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại với cách kể chuyện hóm hỉnh, kể và tả đan xen và tình huống truyện độc đáo.