Soạn bài “Lẽ ghét thương” (trích Truyện Lục Vân Tiên) – Môn Ngữ văn – Lớp 11

0

1. Tác giả.

a. Cuộc đời, con người.

  • Nguyễn Đình Chiểu tự là Mạnh Trạch, hiệu Hối Trai (1822 – 1888), quê Tân Thới, Bình Dương (Gia Định), xuất thân trong một gia đình nhà Nho.
  • Ông là tấm gương về nghị lực vượt lên trên bất hạnh. Ông là người khảng khái, yêu nước, thương dân.

b. Sáng tác.

  • Sáng tác của ông chủ yếu bằng chữ Nôm với nhiều thể loại: Thơ, văn tế, truyện thơ.
  • Tác phẩm của ông chủ yếu thể hiện lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa. Bộc lộ lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Đậm đà sắc thái Nam Bộ.

2. Tác phẩm.

  • Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác vào khoảng đầu năm 50 của thế kỉ XIX.
  • Truyện đề cao tinh thần nhân nghĩa và thể hiện khát vọng của nhân dân về xã hội tốt đẹp.

3, Đoạn trích.

“Lẽ ghét thương” là đoạn trích từ câu 473 đến 504 trong Truyện Lục Vân Tiên.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

Bố cục:

  • 6 câu đầu: Cuộc đối thoại của ông Quán và Lục Vân Tiên.
  • 10 câu tiếp: Lời ông Quán về lẽ ghét.
  • 14 câu tiếp: Lời ông Quán về lẽ thương.
  • 2 câu cuối: Tư tưởng và tấm lòng của tác giả.

II. Đọc hiểu văn bản.

1, Thái độ ghét thương qua lời đối đáp của các nhân vật.

Nhân vật ông Quán: phong thái của một nhà nho ở ẩn, am tường kinh sử, thương xót dân lành,…- ông thuộc lực lượng chính nghĩa hỗ trợ nhân vật chính tìm chính nghĩa.

Ông Quán bày tỏ thái độ thương ghét phân minh: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” – biết ghét là vì biết thương.

=> Tác giả lí giải nguyên căn chuyện ghét thương, khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu.

2, Mối quan hệ ghét thương trong nhân vật ông Quán.

a, Ông ghét thế lực xấu xa – thương dân lầm than.

  • Điệp từ “ghét”; liệt kê các điển cố; nghệ thuật đối lập quan và dân
  • Đời Kiệt, Trụ mê dâm – dân sa hầm sẩy hang
  • Đời U, Lệ đa đoan – dân lầm than.
  • Đời Ngũ bá phân vân – dân nhọc nhằn.
  • Đời thúc quý phân băng – rối dân.

=> Sự căm ghét tên vua dâm ác, ngang tàn bao nhiêu thì thương xót dân chúng bị ức hiếp, chịu mọi tai ác, khổ sở trăm bề bấy nhiêu.

=> Tác giả đứng về phía nhân dân và bày tỏ yêu ghét phân minh.

b, Ông ghét thế lực cầm quyền tàn bạo – thương hiền tài không được trọng dụng.

Các danh sĩ trong sử sách lần lượt được liệt kê:

  • Khổng Tử lận đận.
  • Gia Cát Lượng tài đức mà yểu mệnh.
  • Nhan Tử mưu lược tài ba nhưng không gặp thời.
  • Đồng Tử tài cao học rộng nhưng không được trọng dụng.
  • Nguyên Lượng học rộng, thơ văn lỗi lạc nhưng từ quan ở ẩn.
  • Hàn Dũ ngay thẳng mà mang họa.
  • Liêm, Trạc là triết gia không được trọng dụng và lui về dạy học.

-> Các nhân vật trên đều là những người có tài, muốn góp công xây dựng đất nước, giúp dân, giúp đời nhưng vì thời cuộc đều không đạt được sở nguyện.

Đoạn thơ chính là niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng của tác giả vì những nhân vật trên đều có nét tương đồng với ông: muốn giúp đời nhưng thời thế nhiễu nhương, đầy bất hạnh.

3, Tư tưởng và tấm lòng.

“Xem qua kinh mấy lần thi cử

Nửa phần lại ghét nửa phần thương”

Nghệ thuật tiểu đối: “thương” và “ghét” là tâm sự của tác giả lúc bấy giờ, tuy nói chuyện sử sách nhưng ít nhiều phù hợp với chế độ thối nát của nhà Nguyễn.

III. Tổng kết.

1, Nội dung:

Qua lời nhân vật ông Quán, tác giả thể hiện quan điểm đạo đức yêu ghét trước cuộc sống lúc bấy giờ. Tư tưởng cốt lõi của đoạn trích xuất phát từ tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, tha thiết của nhà văn.

2, Nghệ thuật:

  • Ngôn ngữ bình dị.
  • Điệp từ “thương” “ghét” được sử dụng nhiều lần.
  • Sử dụng phép đối, phép điệp linh hoạt.
  • Bút pháp trữ tình nồng hậu.