Soạn văn bài thơ Bác ơi! SGK Ngữ Văn 12 – tập 1 sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc được kiến thức trọng tâm của bài học và thấy được sự đau xót, tiếc thương vô hạn của những cỏ cây, đất trời và lòng người trước sự ra đi của Bác.
Tham khảo thêm:
1. Giới thiệu tác giả nhà thơ Tố Hữu
– Nhà thơ Tố Hữu sinh năm 1920 mất năm 2002 tên thật của ông là Nguyễn Kim Thành.
– Quê gốc của nhà thơ ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Tố Hữu cũng đã từng giữ rất nhiều những chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
– Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca của cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng chính là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.
– Ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
– Các tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc như:
- Từ ấy được viết từ những năm 1937 – 1946
- Việt Bắc được Tố Hữu viết vào những năm 1947 – 1954
- Gió lộng từ năm 1955 – 1961
- Ra trận từ năm 1962 – 1971
- Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, được viết vào năm 1973)
- Máu và hoa những năm 1972 – 1977
- Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, được viết vào năm 1981)Một tiếng đờn những năm 1978 -1992
- Ta với ta từ những năm 1992 – 1999
- Nhớ lại một thời (hồi ký, năm 2000)
2. Tổng quan về tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bác ơi
– Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ trần giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn cam go và ác liệt nhất. Cả dân tộc Việt Nam đều vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Bác.
– Bài thơ “Bác ơi!” cũng đã được ra đời trong những ngày lễ tang ấy như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” được thể hiện bằng thơ.
b) Xuất xứ của bài thơ
Bài thơ được in trong tập “Ra trận” những năm 1962 – 1971
c) Bố cục bài thơ Bác ơi
Gồm 3 phần:
– Phần 1:được chia từ đầu đến “Quanh mặt hồ in mây trắng bay”. nói lên nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác Hồ.
– Phần 2. Từ câu tiếp theo đến “Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”. khổ thơ khắc họa hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Phần 3. Còn lại. Nói lên tình cảm của nhân dân dành cho Bác và lời hứa luôn trung thành với Người.
Trả lời câu 1 – Trang 169 SGK ngữ văn 12 tập 1:
Trong bốn khổ thơ đầu nỗi đau xót trước sự kiện Bác Hồ qua đời được thể hiện như thế nào?
*Trả lời
– Cảm hứng thương xót và một nỗi đau lớn của nhà thơ đã thể hiện rõ nhất qua bốn khổ thơ đầu, trong đó , sự phát triển của nguồn mạch cảm xúc được đặt nền tảng ngay từ những khổ thơ đầu tiên
– Ngay từ khổ thơ đầu của bài thơ, tác giả đã nhắc đến sự kiện đau xót đó và thứ cảm xúc đột ngột đến ngỡ ngàng trong lòng, để nhà thơ phải thốt lên: “suốt mấy ngày rày đau tiễn đưa”. Và tiếp đến câu thơ thứ hai, mọi xúc cảm như đang bị giằng xé, vỡ òa, lan tràn sang cả cảnh vật : “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.” Đó chính là giọt nước mắt của cả một cuộc đời đã cống hiến hết mình, một lòng vì tổ quốc thân yêu, luôn một lòng hướng về cách mạng và vị lãnh tụ vĩ đại, song đó cũng chính là hình tượng đại diện cho tất thảy tấm lòng của những người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Và sự muộn phiền của cõi lòng đã lan tràn hóa thành những giọt nước mắt thấm ướt vườn rau, gốc dừa.
– Tất cả những sự vật được nhắc đến trong câu thơ như thấm đẫm cảm hứng đau thương đó: Chuông không còn reo, phòng lặng, rèm buông, đèn tắt, trái bưởi vẫn mang màu sắc đó, hoa nhài vẫn tỏa hương, nhưng thật ra cái hồn của sự vật đó như đã không còn nữa, ý nghĩa tồn tại của sự vật (trong cảm quan của tác giả) cũng đã dần biến mất bởi sự kiện tác động rất mạnh đến tâm trạng : Bác không còn nữa.
– Khi nhắc đến sự kiện: Miền nam đang chiến thắng, những niềm vui, sự trọn vẹn ước mong cả đời của Người đang hóa thành hiện thực. Song, tất cả chỉ để tô nên một bức tranh đối lập với sự thương xót và đau buồn đến tột cùng: “Bác đi rồi sao Bác ơi !”
Trả lời câu 2 – Trang 169 SGK ngữ văn 12 tập 1
Sáu khổ giữa của bài thơ tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như thế nào (về những lí tưởng và lẽ sống; niềm vui và tình thương, ân nghĩa; đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình) ?
*Trả lời
→ Đối với các khía cạnh khác, nhà thơ đã phần nào thể hiện rất trọn vẹn.
→ Về lí tưởng và lẽ sống
“ Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.”
“Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu.
“Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.”
Trong tất thảy sáu khổ thơ, dù có khắc họa lại những đức tính tốt đẹp, những phẩm chất cao quý của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhà thơ cũng không thể quên việc đúc kết và cô đọng lại những thuộc tính cao quý nhất, bình diện thuộc về những cái cao cả nhất trong con người :những lo lắng về sự kiện trọng đại, từng mảnh đời, số phận của người dân trên đất nước Việt Nam.
→ Đối với niềm vui và những tình thương những ân nghĩa : được thể hiện trọn vẹn trong cách đối đãi của Người với nhân dân, với từng khách hiện hữu trên cõi đời, người luôn nâng niu và tôn trọng sự sống
“Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”
“Tự do cho mỗi đời nô lệ / Sữa để em thơ, lụa tặng già.”
“Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà” / “Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa”.
Và niềm vui của người cũng chính là niềm vui chung, niềm vui vì những điều giản dị, vì sự sống đang đâm chồi nảy nở.
→ Đối với đức tính khiêm tốn, giản dị, sự hy sinh quên mình được thể hiện rõ nhất trong khổ thơ sau : “Mong manh áo vải, hồn muôn trượng” , “Bác để tình thương cho chúng con”….
Người thường gom góp và để lại những gì tốt đẹp nhất cho nhân dân, đồng bào và luôn lo lắng cho sự an nguy của đất nước Việt Nam. Còn về phần Người vẫn luôn khiêm nhường, luôn mang trong mình một đức tính giản dị, nhất là với tấm áo vải mỏng manh Người luôn mang, không vàng son, hoa lệ. Điều này đã được lý giải ở khổ thơ thứ sáu.
Trả lời câu 3 – Trang 169 SGK ngữ văn 12 tập 1:
Nêu rõ cảm nghĩ của người dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác (ba khổ thơ cuối)
*Trả lời
Nếu như bốn khổ thơ đầu là cảm nhận và những nghĩ suy của người viết đối với Bác thì ba khổ thơ cuối lại là tiếng nói chung, là những cảm nhận của người con người Việt Nam trước sự ra đi của Bác. Câu tứ của bài thơ gắn liền với những mạch cảm xúc : từ nỗi đau giằng xé trong tâm can, lan tràn đến những cảnh vật, những câu thơ hoài niệm, tâm tình về một vị cha già, và đến cuối như một bản giao hưởng bi hùng :
Giọng điệu thơ không còn ảm đạm và não nề nữa bởi : “nghĩa nặng, lòng đau” trước những lời dặn dò, trước những ước mơ, hoài bão và những lý tưởng lớn lao của một con người cả đời vì nước, quên thân ,quên mình.
Và trước những niềm đau, nỗi nhớ đó, nhà thơ hướng lòng mình, thay mặt nhân dân, nói lên cõi lòng : hướng trái tim và tất thảy những nội lực trong mỗi người dân Việt Nam đến với “ánh hào quang đỏ”, đến với chân trời của sự công lí, của hạnh phúc, của hòa bình, đó cũng chính là lý tưởng những ước mơ mà Người luôn hướng đến. Những nỗi buồn thương đó như cùng mạch huyết đang cuồn cuộn trở thành khúc khải hoàn .
Tiết tấu và âm hưởng của mỗi câu thơ như không còn da diết mà lại vang vọng, thứ âm vang của hào khí những người con đã luôn hướng lòng mình đến Bác- yêu thương Bác – cũng chính là yêu thương từng tấc đất, từng giọt máu của người Việt. Nhờ vậy mà đó chính là lời rắn rỏi, phủ đầy cõi lòng chan nước mắt , khiến nhịp thơ trở nên mạnh mẽ, như những bước tiến quân rùng rùng ra trận.
“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.”
Những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ trong ba khổ thơ : “Mác – Lênin , thế giới Người hiền”, “ ánh hào Quang đỏ” : như khắc họa về lí tưởng, phẩm giá và những bình diện cao đẹp nhất của thế giới tâm hồn, những con người có cùng chung một ước nguyện, lí tưởng cao đẹp, truyền tải những nguồn sáng, là kim chỉ nam của hết thảy mọi người.