Sóng xuân quỳnh tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12

0

Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh được coi là một trong những nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỷ 20, những sáng tác của bà luôn mang lại nhiều màu sắc, gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc. Để hiểu rõ thêm về  cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Xuân Quỳnh mời bạn cùng Butbi theo dõi bài viết này!

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Sóng xuân quỳnh tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12
Sóng xuân quỳnh tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

1. Tiểu sử về tác giả Xuân Quỳnh

Nhà thơ Xuân Quỳnh là nam hay nữ ? Có nhiều bạn nhầm lẫn Xuân Quỳnh là nam nhưng butbi xin đính chính lại cho các bạn Xuân Quỳnh là Nữ nhé các bạn. Chính xác 100%!

Xuân Quỳnh sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ra tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội). Bà được sinh ra trong một gia đình công chức gia giáo, bà mồ côi mẹ từ nhỏ, cha thì phải đi công tác thường xuyên xa nhà nên từ nhỏ Xuân Quỳnh ở với bà nội và được bà nội nuôi dạy tận tình cho tới khi trưởng thành.

Năm 13 tuổi, tức là năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương vì vậy bà đã học tập và làm việc tại đây trở thành một diễn viên múa. Trong sự nghiệp nghề Múa của mình, bà nhiều lần được đi biểu diễn ở nước ngoài và vinh dự được tham dự đại hội thanh niên sinh viên thế giới vào năm 1962 tại Áo. 

  • Từ năm 1963 – 1964, Xuân Quỳnh đã bắt đầu học tập và tiếp cận rèn luyện viết báo, viết thơ, bà được học tại trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ tuổi khóa 1 của hội nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong bà về làm việc cho Báo Văn Nghệ và báo phụ nữ Việt Nam, tác phẩm đầu tay của bà được đăng báo khi bà chỉ mới 19 tuổi.
  • Năm 1967, bà được kết nạp và chính thức trở thành ủy viên Ban chấp hành của hội nhà văn Việt Nam khóa III.
  • Bà đã kết hôn với một nhạc công trong Đoàn văn công Nhân Dân Trung Ương và đã ly hôn, sau đó năm 1973, nhà thơ Xuân Quỳnh đã tái kết hôn với nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. 
  • Nhà thơ Xuân Quỳnh mất vào ngày 29/08/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại tỉnh Hải Dương cùng với chồng là Lưu Quang Vũ và cậu con trai là Lưu Quang Thơ khi đó chỉ mới 13 tuổi.
  • Từ năm 1978 tới khi qua đời, bà đã làm biên tập viên cho Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
  • Xuân Quỳnh vinh dự được nhà nước phong tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001.
  • Sau đó vào năm 2017, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố thi sĩ Xuân Quỳnh với 2 tập thơ: “Lời Ru mặt đất” và “Bầu trời trong quả trứng”.

2. Nghệ thuật, phong cách sáng tác của Xuân Quỳnh

Chủ đề chính trong những sáng tác của Xuân Quỳnh đó là thường hướng nhiều về nội tâm như tác phẩm: Kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,… Thơ ca của bà có tính hướng nội, thiên nhiều hơn về tâm trạng cá nhân nhưng lại không quá rời xa đời sống.

Thơ của bà là đời sống thực, là chính đời sống của bà trong những năm đất nước còn bị vùi dập trong chiến tranh, nghèo đói, thơ của Xuân Quỳnh là những nỗi lo toan con cái, cơm nước, nhà cửa của một người phụ nữ. Những nét riêng độc đáo trong thơ của Xuân Quỳnh so với các thế hệ nhà thơ hiện đại khác trong cùng thời đó chính là cái gọi là khía cạnh nội tâm.

Thời ấy đa phần các tác phẩm thơ thiên về phản ánh những sự kiện xã hội, tâm trạng của tác giả thường là tâm trạng chung của toàn xã hội, nỗi vui buồn của tác giả hòa chung với vui buồn của người dân trong thời điểm xã hội lúc bấy giờ. Còn tâm trạng của trong Xuân Quỳnh thì lại khác, những lời thơ của tác giả được nảy sinh ra từ chính những cuộc sống đời thường, hằng ngày của tác giả.

Những câu thơ của Xuân Quỳnh chan chứa tình cảm và sự tinh tế nhưng ẩn khuất sâu trong những tình cảm ấy là những tư tưởng có tính khái quát, triết lý cao. Đó là một trong những triết lý được nảy sinh từ chính đời sống.

Đề tài thơ của Xuân Quỳnh không phải là điều quan trọng nhất mà điều nhà thơ quan tâm nhất ở đây đó chính là chủ đề. Tác phẩm thơ của Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, dùng tứ để bộc lộ chủ đề. Đây được coi là một trong những nét riêng trong thơ của bà và cũng là những đóng góp đáng quý cho nền thơ ca Việt Nam vì giai đoạn ấy thơ của chúng ta rất lỏng về tứ.

3. Các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh

3.1. Tác phẩm “Sóng”

Nhắc đến bài thơ Sóng – chắc hẳn ai cũng biết ngay đây là một sáng tác tiêu biểu và nổi tiếng nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh – tác phẩm mà bất kỳ một lứa tuổi học sinh nào đều được học trong chương trình Văn học – THPT. Bài thơ được Xuân Quỳnh viết vào năm 1967, in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” và chính thức được xuất bản năm 1968. Bài thơ là nguồn cảm xúc chân thực của chính tác giả trong chuyến đi đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) của mình.

“Sóng” chính là bài thơ nói lên những tiếng nói hồn nhiên nhất của người con gái khi yêu. Đứng dưới góc độ người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã bộc lộ tất cả những cung bậc cảm xúc đa dạng của con gái khi yêu. Đó là những nỗi băn khoăn, tâm trạng bồn chồn khi đứng trước cơn sóng của tình yêu, là niềm hạnh phúc to lớn khi đem lòng yêu một ai đó. Tuy nhiên tình yêu dù có mãnh liệt đến đâu cũng không thể tránh khỏi những thử thách, những cám dỗ của cuộc đời, sẽ có lúc trắc trở thậm chí là chia ly. Thế nhưng không vì thế mà nó đánh mất đi vẻ đẹp vốn có của tình yêu, khi vượt qua được thử thách ấy thì tình yêu sẽ càng lớn mạnh và bền chặt hơn theo thời gian. Mong ước của nhà thơ Xuân Quỳnh chính là được hòa mình vào “biển lớn của tình yêu”. Bài thơ này sẽ còn sống mãi trong lòng những bạn đọc đã đang và sẽ tìm đến tình yêu của đời mình.

3.2. Thuyền và biển

Thuyền và biển – đây là bài thơ mang đậm những tâm tư, tình cảm lớn lao của người con gái, luôn dành hết sự chân thành, sâu sắc của mình cho người mình yêu. Điều đó cũng giống như tình yêu muôn thuở mà “Biển” dành cho “Thuyền” vậy. Thuyền và Biển là một cặp không bao giờ có thể tách rời trong cuộc hành trình gian nan trên đại dương bao la, rộng lớn. Hình ảnh đại dương bao la ấy cũng chính là bến bờ của hạnh phúc mà bất cứ cặp đôi nào cũng mong muốn sẽ cùng nhau đi đến tận cùng.

3.3. Thơ tình cuối mùa thu

Tiếp nối về đề tài “Tình yêu”, bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” là một bài thơ viết lên những cung bậc, cảm xúc của tình yêu. Với những câu từ nhẹ nhàng, thiết tha, đằm thắm gợi lên trong lòng độc giả một thứ tình cảm rất lạ.

3.4. Tự hát

Chắc hẳn bất cứ ai khi nghe thấy câu thơ: “Em trở về đúng nghĩa Trái – tim – em / Là máu thịt, đời thường ai chẳng có…” thì sẽ nhớ ngay đến nữ nhà thơ xinh đẹp và đầy tài năng – Xuân Quỳnh. Bà đã cống hiến cho nền văn học nước nhà một kho tàng đồ sộ những bài thơ tình ca nổi tiếng. Và đương nhiên không thể bỏ qua bài thơ Tự hát.

3.5. Hoa cỏ may

Hoa cỏ may đây là một loài hoa dân dã, đồng nội quen thuộc không kiêu kì, chẳng hương sắc nhưng vẫn đủ làm xao xuyến lòng người. Và loài hoa đó chính là chủ đề, là cảm hứng sáng tác để nhà thơ Xuân Quỳnh viết lên những dòng thơ tuyệt đẹp, chan chứa tình cảm trong bài thơ cùng tên ‘Hoa cỏ may”.

3.6. Nói cùng anh

Đối với Xuân Quỳnh, thì đề tài tình yêu chính là một đề tài bất hủ, nó chảy xuyên suốt những tác phẩm văn học của bà. Tình yêu của nhà thơ luôn đủ đầy, dồi dào những cung bậc cảm xúc. Và cũng chính từ đó mà những câu thơ của bà luôn chan chứa tình cảm, với bài thơ “Nói cùng anh”- Xuân Quỳnh cũng đã thu hút hàng ngàn khán giả, hàng triệu con tim yêu mến thơ ca của bà. 

Ngoài ra, Xuân Quỳnh còn viết một số tác phẩm dành cho thiếu nhi được xuất bản như:

  • Mùa xuân trên cánh đồng ( Truyện thiếu nhi, được viết vào năm 1981);
  • Bầu trời trong quả trứng (được viết vào năm 1982, gồm 32 thơ + 16 văn);
  • Truyện Lưu Nguyễn ( được viết vào năm 1985);
  • Bến tàu trong thành phố ( Truyện thiếu nhi, được viết vào năm 1984);
  • Vẫn có ông trăng khác ( Truyện thiếu nhi, được viết vào năm 1986);
  • Tuyển tập truyện thiếu nhi được viết vào năm 1995;
  • Tập truyện Chú gấu trong vòng đu quay 

4. Thành tựu nghệ thuật đạt được

Thơ của Xuân Quỳnh nồng nàn, chan chứa tình cảm với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Những vần thơ khi thì chan chứa hạnh phúc đắm say, lúc thì đau khổ, suy tư, đó là những cảm xúc của chính nhà thơ vì nó được viết bởi sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ, vừa làm vợ và làm mẹ.

Nhiều những tác phẩm thơ của Xuân Quỳnh đã trở lên nổi tiếng muôn đời như Thuyền và Biển, Tự Hát, Hoa Cỏ May, Sóng, Nói cùng anh,… Những tác phẩm này đều được nhà thơ viết vào năm 1967 và được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào năm 1968.

“Truyện cổ tích về loài người” do NXB Tác phẩm mới in trong tập Lời ru trên mặt đất năm 1978.

Hai bài thơ “Thuyền và Biển” và “Thơ tình cuối mùa thu” được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thành nhạc và rất nổi tiếng.

Những bài thơ của Xuân Quỳnh sẽ mãi đi sâu vào tiềm thức của nhiều các thể hệ độc giả với những âm thanh vang vọng:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Qua bài viết này Bubi hi vọng bạn đọc sẽ có được một cái nhìn tổng quan hơn và cảm nhận được những cung bậc cảm xúc khác nhau trong phong cách thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh. Cả cuộc đời bà đã luôn cháy hết mình với tình yêu, khát khao có được niềm hạnh phúc lứa đôi và gìn giữ ngọn lửa yêu thương trong gia đình.

Sóng xuân quỳnh tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12