Tính chất hóa học của Clo – Môn Hóa lớp 10

0

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Mục lục

1. Trạng thái tự nhiên của Clo

2. Tính chất vật lý của Clo

3. Tính chất hóa học của clo

4. Điều chế Clo

5. Ứng dụng của Clo trong đời sống

1. Trạng thái tự nhiên của Clo

Clo tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất (chủ yếu là muốn natriclorua), HCl có trong dịch vị dạ dày của người và động vật. Trong nước biển, clo chiếm khoảng 2%.

Clo có hai đồng vị bền nên nguyên tử khối trung bình là 35,5. 

2. Tính chất vật lý của Clo

Ở điều kiện thường, Clo là chất khí màu vàng lục, có mùi sốc và rất độc.

Clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan trong nước, dung dịch của khí clo trong nước gọi là nước clo màu vàng nhạt.

Khí clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzene, etanol, hexan.

3. Tính chất hóa học của clo

Clo có tính oxi hóa mạnh

  • Tác dụng với kim loại:

Clo tác dụng hầu hết với các kim loại để sinh ra muối clorua. Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm, tốc độ phản ứng nhanh và tỏa nhiệt nhiều, ví dụ:

  • Tác dụng với hidro:

Clo không phản ứng với hidro ở nhiệt độ thường, khi chiếu sáng hỗn hợp bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của magie cháy khiến phản ứng sảy ra nhanh hơn và có thể gây ra nổ (tỉ lệ mol 1:1 là mạnh nhất).

Phương trình phản ứng của clo với hidro: 

  • Tác dụng với nước: 

Một phần khí clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohidric và axit hipocloro có tính tẩy màu mạnh do có HCLO (+1) là chât oxi hóa cực mạnh.

=> Khi clo tan trong nước, diễn ra đồng thời hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.

Phương trình phản ứng của clo với nước: 

  • Tác dụng với dung dịch kiềm:

Dung dịch chứa đồng thời NaCl và NaCO là nước Gia-ven. 

  • Tác dụng với một số hợp chất có tính khử:

Khi phản ứng với hidro, kim loại và các chất khử, clo đóng vai trò là chất oxi hóa.

Khi tham gia phản ứng với nước và dung dịch kiềm, Clo vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Các phương trình phản ứng của clo với một số hợp chất có tính khử:

4. Điều chế Clo

  • Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm người ta dùng chất có tính oxi hóa mạnh tác dụng với axit HCl đặc:

  • Điều chế trong công nghiệp người ta điện phân dung dịch bão hòa muối ăn trong nước để sản xuất xút, đồng thời sẽ thu được khí Clo và hidro:

5. Ứng dụng của Clo trong đời sống

Clo được ứng dụng rất nhiều trong đời sống như:

Dùng để sản xuất chất hữu cơ, chất tẩy trắng, chất sát trùng (nước gia-ven, clorua vôi…), sản xuất hóa chất vô cơ (axit clohidric, kaliclorat…).

Dùng để diệt trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi, tẩy trắng sợi, giấy, vải…